Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Khuyến học Việt Nam nhân "Ngày Khuyến học Việt Nam"
Nhân dịp “Ngày Khuyến học Việt Nam lần thứ nhất (2-10-2008),và kỷ niệm 12 năm Hội Khuyến học Việt Nam (2-10-1996 - 2-10-2008), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam đã gửi thư động viên cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam. Tạp chí Cộng sản Điện tử xin giới thiệu toàn văn bức thư của Đại tướng.
Các đồng chí thân mến,
Nhà nước ta vừa quyết định lấy ngày 2-10-2008 là “Ngày Khuyến học Việt Nam”. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương này. Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với nền giáo dục nước nhà. Từ nay, trên cả nước ta, hằng năm có một ngày nhắc nhở các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận và toàn dân quan tâm đến công tác khuyến học, đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, đối với Hội Khuyến học Việt Nam, đây là một vinh dự lớn và cũng là một cơ hội tốt để thường xuyên phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, làm tốt vai trò nòng cốt trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, góp phần làm cho phong trào khuyến học, khuyến tài thực sự là một phong trào sâu rộng, đẩy nhanh quá trình xây dựng nước ta trở thành một xã hội học tập như Đảng và Nhà nước ta chủ trương.
Mười hai năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp Hội đã làm được nhiều việc tốt, đạt những thành tích rất đáng tự hào, góp phần quan trọng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập của đất nước, bước đầu phát động được cao trào toàn dân học tập và đạt nhiều kết quả trong việc khuyến khích, giúp đỡ học sinh, sinh viên vượt khó, học giỏi.
Hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, vấn đề xây dựng xã hội học tập nói riêng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình. Hoạt động của Hội chưa đều, kết quả còn hạn chế. Vì vậy, tôi đề nghị từ nay, hằng năm đến “Ngày Khuyến học Việt Nam”, các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội Khuyến học chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học năm qua và đề ra mục tiêu trọng điểm cần làm trong năm tới một cách cụ thể, thiết thực nhằm không ngừng nâng cao phong trào khuyến học của dân tộc ta.
Riêng đối với Hội ta, tôi mong các đồng chí tiếp tục đổi mới tư duy, củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hội, coi trọng việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình hành động với các mục tiêu cụ thể và giải pháp thiết thực, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng những mô hình khuyến học tốt, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”,“Dòng họ khuyến học”, tạo điều kiện để những người lao động ở nông thôn và thành thị tham gia học tập tại các Trung tâm học tập cộng đồng.
Khai mạc trọng thể Hội nghị Trung ương 8 (khóa X)  (02/10/2008)
Nguồn gốc các cuộc xung đột và khủng hoảng chính trị tại châu Phi  (02/10/2008)
Thủ tướng tiếp đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam  (02/10/2008)
Đảng lao động cầm quyền ở Bra-xin hiện nay  (02/10/2008)
Chuẩn bị cho một xã hội già hóa  (01/10/2008)
Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện nay  (01/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên