Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên lần thứ hai
Ngày 19-9-2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII tổ chức phiên họp thứ hai, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, nêu rõ: Phiên họp này được tiến hành từ ngày 19 đến ngày 27-9-2007 với 22 nội dung: Xem xét, quyết định việc giao thẩm quyền xét xử mới về hình sự, dân sự cho các Tòa án nhân dân cấp huyện; cho ý kiến vào Tờ trình của Chính phủ về việc gia nhập Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 và Công ước quốc tế về việc trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997; dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII; phương án ban hành văn bản hợp nhất Văn phòng Ðoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và năm 2008; dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2008.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý bảy dự án luật: phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; phòng, chống bạo lực trong gia đình; đặc xá; chất lượng, sản phẩm hàng hóa; hóa chất; thuế thu nhập cá nhân; tương trợ tư pháp; cho ý kiến về ba dự án luật: thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức; quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; năng lượng nguyên tử; dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù.
Xem xét, thông qua Nghị quyết về biểu khung thuế xuất khẩu, biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi; nghe báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về thực hiện một số biện pháp xử lý hành chính; kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí; nghe báo cáo kết quả kỳ họp lần thứ 28 Ðại hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Ðông - Nam Á (AIPA); dự thảo Nghị quyết về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng.
Trong ngày làm việc đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện; báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, việc trao thẩm quyền xét xử mới cho một số cơ quan tư pháp cấp huyện thời gian qua đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Ðối với các vụ án mới được trao thẩm quyền, Tòa án nhân dân cấp huyện đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức xét xử, bảo đảm chất lượng, chưa có trường hợp nào kết án oan, không để tồn đọng, quá thời hạn luật quy định. Các vụ án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã được giải quyết dứt điểm. Tòa án nhân dân có điều kiện tập trung cho công tác giám đốc thẩm, tái thẩm và đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Trên cơ sở đó, liên ngành tư pháp trung ương thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao thẩm quyền xét xử mới về hình sự và dân sự cho 219 Tòa án nhân dân cấp huyện.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, quá trình lựa chọn các Tòa án nhân dân cấp huyện để tăng thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự cần bảo đảm thực chất, chú trọng tới hiệu quả trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Cần tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân...
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Quyết định danh sách 219 Tòa án nhân dân cấp huyện được giao thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 Ðiều 170 Bộ luật Tố tụng Hình sự và Ðiều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Thời điểm có hiệu lực của Quyết định này bắt đầu từ 1-11-2007.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với Tờ trình của Chính phủ về việc gia nhập Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 và Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997, cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, Dự án Luật phòng, chống bạo lực trong gia đình...
Việt Nam - Liên Hợp quốc: mối quan hệ tin cậy, bền vững  (20/09/2007)
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh  (19/09/2007)
Đã đến thời của con Rồng Việt Nam  (19/09/2007)
Số người cực nghèo ở Mỹ cao kỷ lục  (19/09/2007)
Nhìn lại 20 năm phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam  (19/09/2007)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên