Hồi ức của một chiến sĩ Điện Biên
Thượng sỹ cựu chiến binh Nguyễn Vạn Phúc, Đại đội 269, Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102,
Sư đoàn 308. |
TCCSĐT - “Tôi rất vinh dự và tự hào đã được tham gia chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngày nay vẫn khoẻ mạnh và lại chuẩn bị cho kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng vẻ vang của dân tộc”. Đó là lời cảm tưởng của thượng sỹ cựu chiến binh Nguyễn Vạn Phúc khi nhớ về thời gian chiến đấu ở Điện Biên Phủ.
Khi chúng tôi hỏi về kỷ niệm sâu sắc nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, ông Nguyễn Vạn Phúc trầm tĩnh kể: Tôi sinh ngày 30 tháng 4 năm 1930, tại thị trấn Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; nhập ngũ ngày 03 tháng 2 năm 1947; vào Đảng ngày 20 tháng 2 năm 1962; tháng 2 năm 1959 chuyển ngành ra làm công nhân cơ khí mỏ A-pha-tít Lào Cai; tháng 2 năm 1969 tái ngũ làm công nhân viên quốc phòng công tác tại X24 Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần và tháng 1 năm 1974 về nghỉ hưu. Hiện nay tôi sinh hoạt tại Chi hội Cựu chiến binh thôn Lộc, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ tôi có một vài kỷ niệm sâu sắc nhất mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ đó là: đánh bộc phá mở đường cho quân ta tiến vào đồi A1, bắn tỉa ở đồi Nà Noọng và cắm cờ chuẩn ở đồn phía Đông Nà Noọng.
Đánh bộc phá mở đường cho quân ta tiến vào đồi A1
Tối hôm ấy Đại đội 269 thuộc Tiểu đoàn 54 có nhiệm vụ cắt dây thép gai mở cửa mở cho đơn vị bạn đánh chiếm đồi A1 (giai đoạn 1). Tổ tam tam do tôi chỉ huy dùng bộc phá luồn vào hàng rào dây thép gai của địch, sau khi đặt bộc phá ống xong, tôi báo cáo đồng chí trung đội trưởng, đồng chí ấy ra lệnh đợi khi có đạn bắn vạch đường thì giật nụ xoè cho bộc phá nổ, tổ tôi đã thực hiện được hai quả thành công, dọn được khoảng 4-5m lối vào lô cốt địch, thì bỗng xuất hiện hoả lực súng đại liên của địch bắn ra xối xả cản đường tiến trên hướng chủ yếu của quân ta, buộc đội hình C269 chúng tôi phải tản ra hai bên để chuẩn bị lại mở đường từ hướng khác. Đến đây chúng tôi mới nhận ra rằng mình đã chọn hướng đột phá nhầm vào chính diện trúng ổ hoả lực của địch, do chúng nguỵ trang quá kỹ nên ta không phát hiện được. Đây là bài học cho chúng tôi trong các trận đánh tiếp sau, và trong suốt thời gian chiến dịch. Trong trận này, tôi đã bị pháo địch bắn bị thương và phải về tuyến sau điều trị mất 10 ngày.
Sau ngày chiến thắng, tuy không giỏi thơ lắm nhưng cũng cố sáng tác một bài để ghi lại kỷ niệm sâu sắc trong trận đánh này. Bài thơ có đoạn:
Bắn tỉa ở đồi Nà Noọng và cắm cờ chuẩn ở đồn phía Đông Nà Noọng
Trong trận vây ép địch ở đồn Nà Noọng ở phía Tây Điện Biên Phủ, bắn tỉa để tiêu hao sinh lực địch và tạo ra sự căng thẳng cho quân địch trên chiến trường cũng là chủ trương của Bộ Tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ. Thời đó chưa có súng bắn tỉa chuyên dụng có kính ngắm như bây giờ, chúng tôi đã phải dùng súng Trung chính để bắn tỉa, anh em chúng tôi đã chia nhau người quan sát, người đánh lừa địch bằng cách đội mũ vào đầu khẩu súng giơ lên nhấp nhô trên mặt giao thông hào nhử cho địch nhìn thấy để cho chúng bắn, khi bắn chúng tôi chúng buộc địch phải nhô lên khỏi công sự và các tay súng bắn tỉa của ta dễ phát hiện mục tiêu để bắn tiêu diệt địch. Tuy không thể đếm chính xác có bao nhiêu tên địch bị bộ phận bắn tỉa chúng tôi bắn chết, nhưng đây là hình thức đánh có hiệu quả trong quá trình vây ép địch làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, luôn nơm nớp lo sợ bị ăn đạn của Việt Minh.
Sau khi cắm xong cọc chuẩn tôi kịp chạy về phía sau chừng 5 - 7 mét nằm xuống thì hàng loạt đạn pháo của ta đã trút lên lô cốt địch tạo điều kiện cho bộ binh ta tiếp cận đánh chiếm mục tiêu của địch. Thời gian này, tôi là tiểu đội trưởng trinh sát thuộc Đại đội 277, Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 102 Sư đoàn 308. Sau 40 năm tức là năm 1995, tôi lại có dịp quay lại chiến trường xưa, cho đến nay, 55 năm đã trôi qua, khi nhắc về chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang tôi lại bồi hồi xúc động nhớ về những đồng đội của tôi ngày ấy, tuy họ đã hy sinh nhưng hình như bên tai tôi tiếng nói của họ vẫn còn văng vẳng như chúng tôi đã từng chiến đấu bên nhau trong chiến hào ngày ấy.
Để ghi lại kỷ niệm của trận chiến đấu này tôi cũng đã làm một bài thơ với tiêu đề là Cắm cờ chuẩn, có nội dung như sau:
Lễ Công bố Quyết định "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam"  (20/04/2009)
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền  (19/04/2009)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản  (19/04/2009)
Họp mặt kiều bào Khmer Nam Bộ nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây  (19/04/2009)
Khai mạc Đại hội đồng CIRTEF lần thứ 16 tại Hà Nội  (18/04/2009)
Khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao  (18/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển