Nhật Bản: NISA lần đầu tiên thừa nhận các thanh nhiên liệu nóng chảy
Ngày 20-4, trong báo cáo của Cơ quan an toàn công nghiệp và hạt nhân Quốc gia (NISA) của Nhật Bản đã cho biết: các thanh nhiên liệu tại lò phản ứng hạt nhân số 1, 2 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma (Fukushima) số 1 đã nóng chảy một phần. Đây là lần đầu tiên NISA, cơ quan trực thuộc Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), thừa nhận tình trạng này.
Ông Hi-đê-hi-cô Ni-si-ya-ma (Hidehiko Nishiyama), người phát ngôn viên của NISA cho rằng: tình trạng các thanh nhiên liệu nóng chảy có thể là nguyên nhân dẫn tới nồng độ phóng xạ cao ở các lò phản ứng số 2, 3 và cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ nổ khí hi-đrô (hydrogen) ở lò phản ứng số 1.
Ngày 19-4, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết: sẽ cử một nhóm chuyên gia quốc tế tới Nhật Bản để hỗ trợ nước này giải quyết sự cố hạt nhân ở nhà máy Phư-cư-si-ma số 1. Nhóm chuyên gia này sẽ đánh giá hiện trạng tại nhà máy và tư vấn cho Chính phủ Nhật Bản những biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình hình nhằm đạt được mục tiêu mà TEPCO đề ra là ổn định nhà máy từ 6 - 9 tháng tới.
Liên quan đến vấn đề lo ngại nhiễm phóng xạ, việc nhiều nước trên thế giới đình chỉ nhập khẩu một số sản phẩm từ Nhật Bản đã khiến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm lần đầu tiên trong 16 tháng qua. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính nước này, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 3-2011 đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 5.866 tỉ yên (khoảng 70,8 tỉ USD). Thặng dư thương mại của Nhật Bản theo đó cũng giảm 78,9%, xuống còn 196,5 tỉ yên (2,37 tỉ USD)./.
Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Xây dựng Cần Thơ thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại  (20/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển