Hội nghị Bộ trưởng Công an, Nội vụ, An ninh 3 nước Việt Nam – Cam-pu-chia – Lào lần thứ nhất
Ngày 20-4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Bộ trưởng Công an, Nội vụ, An ninh 3 nước Việt Nam – Cam-pu-chia – Lào lần đầu tiên được tổ chức. Tham dự hội nghị có đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Lê Hồng Anh làm Trưởng đoàn; đoàn đại biểu cấp cao Bộ Nội vụ Vương quốc Cam-pu-chia do ông Sa Khênh (Sar Kheng), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do ông Thoong – băn Sênh A phon (Thoong-băn Sêng-a-phon), Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Hồng Anh nêu rõ: Những năm qua, hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ Nội vụ Cam-pu-chia và Bộ An ninh Lào ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, được lãnh đạo Nhà nước của các bên đánh giá cao. Trên lĩnh vực an ninh, các đơn vị nghiệp vụ của 3 Bộ đã tăng cường trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tình hình có liên quan, phối hợp triển khai các kế hoạch nghiệp vụ nhằm ngăn chặn âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch chống phá cách mạng 3 nước, các lực lượng phản động đòi ly khai tự trị, âm mưu chia rẽ tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân ba nước. Lực lượng Cảnh sát 3 nước đã triển khai hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, chú trọng trao đổi thông tin tội phạm, hỗ trợ nhau trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến 3 nước như tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán vận chuyển ma túy qua biên giới, buôn bán người; phối hợp điều tra xác minh, truy bắt các đối tượng vi phạm pháp luật ở nước này trốn sang nước kia. Việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đẩy mạnh. Hợp tác giữa Công an các tỉnh có chung biên giới và các tỉnh, thành phố kết nghĩa có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực.
Trên cơ sở những thành tựu, kết quả đã đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Cam-pu-chia – Lào và trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của an ninh quốc gia 3 nước trong khu vực ASEAN nói chung và mỗi quốc gia nói riêng, phương hướng hợp tác trong thời gian tới tập trung vào các nội dung: Tăng cường trao đổi thông tin; tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát an ninh trên tuyến biên giới và tại các cửa khẩu; đẩy mạnh công tác vận động, giáo dục nhân dân ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm Quy chế biên giới, pháp luật và phong tục tập quán của mỗi nước; tăng cường phối hợp điều tra, xác minh truy bắt đối tượng trong các vụ án liên quan; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ba bên cam kết ủng hộ, giúp đỡ chia sẻ thông tin cho nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực vì lợi ích của mỗi nước, hướng tới thực hiện các mục tiêu của cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN.
Ông Sa Khênh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Cam-pu-chia nêu rõ: Cơ chế hợp tác để phát triển giữa chính quyền và lực lượng chức năng của các tỉnh biên giới ba nước được lập ra thông qua hội nghị hàng năm giữa Cam-pu-chia – Việt Nam và Cam-pu-chia – Lào đã góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự xã hội nhằm phát triển khu vực biên giới, nhất là khu vực tam giác phát triển. Nhìn chung, hợp tác giữa cơ quan an ninh và lực lượng chức năng ba nước trong những năm gần đây ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng được tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng có lợi giữa mỗi nước, góp phần vào sự ổn định chính trị, xã hội của ba nước cũng như trong khu vực ASEAN.
Tiến sĩ Thoong-băn Sêng A phon, Bộ trưởng An ninh Lào đánh giá cao sự hợp tác giữa ba nước để bảo vệ an ninh, đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới đã hợp tác tốt trong việc trao đổi tin tức, tình hình liên quan đến an ninh và phối hợp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trật tự trên tuyến biên giới ba nước cơ bản ổn định. Cương quyết không cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia; giúp đỡ nhau trong việc ngăn chặn và giải quyết các loại tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh và trật tự an toàn dọc tuyến biên giới.
Ba Bộ trưởng đã cùng ký Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh biên giới giữa ba nước. Hội nghị cũng thống nhất thỏa thuận sẽ luân phiên tổ chức hai năm một lần, Hội nghị lần sau sẽ được tổ chức tại Cam-pu-chia vào năm 2013./.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với việc triển khai nghị quyết đại hội đảng lần thứ XI về vấn đề phụ nữ  (20/04/2011)
Nhật Bản: NISA lần đầu tiên thừa nhận các thanh nhiên liệu nóng chảy  (20/04/2011)
Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Xây dựng Cần Thơ thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại  (20/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển