Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng giám sát, kiểm tra
công tác chuẩn bị bầu cử tại Hà Nội. |
Ngày 18-4, Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Bầu cử do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử làm Trưởng đoàn đã đi giám sát, kiểm tracông tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại thành phố Hà Nội.
Báo cáo tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh khẳng định: các bước công việc chuẩn bị đã được triển khai hết sức khẩn trương, bảo đảm đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử, Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội đã sớm ban hành kế hoạch tiến hành cuộc bầu cử, tổ chức quán triệt các nội dung công việc, lịch trình cụ thể cho các cán bộ chủ chốt để triển khai công tác chuẩn bị mọi mặt, từ chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác bầu cử; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác thông tin – tuyên truyền; đến giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ bầu cử và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn; được bầu 95 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, 1.140 đại biểu Hội đồng nhân quận, huyện, thị xã, 15.766 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Toàn thành phố có 4.553 đơn vị bầu cử, 4.766 khu vực bỏ phiếu.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có số lượng cử tri đông, số đơn vị bầu cử cũng như số lượng đại biểu được bầu lớn, đồng thời phải tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với các ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu về ứng cử tại các địa phương, nên khối lượng công việc rất lớn. Tuy vậy, Hà Nội đã triển khai công tác chuẩn bị bầu cử hết sức khẩn trương, tích cực, đồng bộ và đúng pháp luật, với nhận thức sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao và bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Các khâu chuẩn bị đã được tiến hành nghiêm túc, có kế hoạch, lịch trình cụ thể, tổ chức hướng dẫn, tập huấn bài bản, kiểm tra đôn đốc thường xuyên; bảo đảm dân chủ, đúng quy trình luật định trong việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cử tri, thành lập các tổ bầu cử, khu vực bỏ phiếu, lên danh sách ứng cử viên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Hà Nội đã quan tâm việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về cơ quan dân cử, về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, đồng thời tạo không khí tươi vui, phấn khởi hướng tới ngày bầu cử. Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý, từ nay đến ngày bầu cử còn rất nhiều việc phải hoàn thành, Hà Nội cần nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, tiếp tục thực hiện tốt các bước tiếp theo của quy trình bầu cử.
Do điều kiện đặc thù, địa bàn Hà Nội có nhiều lao động tự do, công nhân trong các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học... nên cần tổ chức rà soát tỉ mỉ, thường xuyên kiểm tra, cố gắng không để xảy ra sai sót khi lên danh sách cử tri, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi cử tri đều được thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử. Trong giai đoạn tiếp theo, cần tổ chức tốt công tác tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử theo luật định; tuyên truyền sâu rộng với các hình thức phong phú, đa dạng, để cử tri nắm vững quy trình, thể lệ, cách thức bỏ phiếu; chủ động dự báo các khả năng, tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lý kịp thời. Ngay cả việc trang trí tại các khu vực bỏ phiếu, cần bảo đảm sự trang trọng, tiết kiệm, công bằng, thống nhất giữa các khu vực bỏ phiếu trên toàn địa bàn. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: càng đến gần ngày bầu cử, càng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chuẩn bị thật chu đáo, kỹ lưỡng về mọi mặt, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.
Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đã đến kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Tại đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đã tham quan Trụ sở thường trực Ủy ban Bầu cử; nơi niêm yết danh sách cử tri khu vực bỏ phiếu số 4 + 5 phường Lý Thái Tổ, nghe báo cáo công tác chuẩn bị bầu cử trên địa bàn phường. Phát biểu tại đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy không khí bầu cử đến sớm trên địa bàn của một phường trung tâm quận Hoàn Kiếm; công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộc bầu cử đã được tiến hành chu đáo, bài bản, đúng pháp luật. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thành tốt các bước tiếp theo của cuộc bầu cử; các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng phường ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là phường kiểu mẫu của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến./.
Trách nhiệm của đảng viên trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016  (19/04/2011)
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương  (19/04/2011)
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương  (19/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển