Thứ trưởng Bộ Công an,
Thượng tướng Lê Thế Tiệm
chụp ảnh cùng đại biểu dự Hội nghị

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 18 đến 19-9-2008, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN lần thứ 3 về Hiệp đinh tương trợ tư pháp hình sự. Đây là một Hội nghị quốc tế quan trọng với tổng số 120 đại biểu tham dự, trong đó, có gần 50 đại biểu các nước ASEAN và Ban Thư ký Hiệp định.

 Các đoàn đại biểu các nước ASEAN sẽ trao đổi tình hình, kiểm điểm và đánh giá tiến độ và kết quả triển khai thực hiện Hiệp định, đồng thời, tìm ra những vướng mắc, khó khăn và bàn các biện pháp khắc phục, để tiếp tục thúc đẩy việc triển khai Hiệp định. Ngoài ra, Hội nghị sẽ dành thời gian trao đổi kinh nghiệm thực hiện các nội dung tương trợ tư pháp về hình sự của các thành viên ASEAN, bao gồm kinh nghiệm trong việc đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương về tương trợ tư pháp về hình sự.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh: Sự nhất trí cao và sự đồng thuận giữa cơ quan chức năng các nước ASEAN trong nhận thức và hành động là điều kiện thuận lợi để triển khai Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Tại Hội nghị, một lần nữa, Việt Nam muốn khẳng định rằng, việc tăng cư­ờng hợp tác giữa các cơ quan chức năng của các nư­ớc ASEAN trong lĩnh vực t­ương trợ t­ư pháp về hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm là lĩnh vực hợp tác rất quan trọng, góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh, trật tự, trong khu vực và trên thế giới. Bộ Công an Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục góp phần thiết thực và quan trọng vào nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trong ASEAN, vì một ASEAN yên bình và hạnh phúc.

Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam rất quan tâm và nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với các nước ASEAN nói chung và hợp tác trong lĩnh vực tư pháp về hình sự nói riêng. Ngày 29-11-2004 tại Kua-la lăm-pơ, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thượng tướng Lê Thế Tiệm đã ký “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN”. Hiệp định t­ương trợ tư­ pháp về hình sự giữa các nư­ớc ASEAN là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về t­ương trợ t­ư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa các nư­ớc Đông Nam Á, thể hiện sự nhất trí và quyết tâm chung của các n­ước ASEAN trong việc hợp tác phòng, chống tội phạm trong khu vực, nhất là tội phạm xuyên quốc gia. Hiệp định đ­ược xây dựng theo sáng kiến của Ma-lai-xi-a, gồm 32 điều quy định phạm vi, giới hạn tương trợ tư pháp về hình sự, hình thức, nội dung và việc thực hiện yêu cầu tương trợ, cơ quan trung ương, bảo mật, thu thập chứng cứ, quyền từ chối cung cấp chứng cứ, sự có mặt của một người tại quốc gia yêu cầu, bảo đảm an toàn, quá cảnh người bị giam giữ, khám xét và tịch thu, trả lại chứng cứ, tống đạt giấy tờ, tương trợ thủ tục tịch thu, sửa đổi, giải quyết tranh chấp, bảo lưu, phê chuẩn, gia nhập, hiệu lực và lưu chiểu Hiệp định. Hiệp định không áp dụng đối với vấn đề dẫn độ tội phạm, chuyển giao ng­ười bị kết án, chuyển giao bản án hình sự, công nhận và cho thi hành bản án hình sự.

Đến nay, Hiệp định này đã đ­ược tất cả các quốc gia thành viên ASEAN ký kết và 6 quốc gia phê chuẩn là Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Lào và In-đô-nê-xi-a; hiện còn 4 quốc gia Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin đang hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.

Theo thông lệ, hằng năm, các n­ước ký kết Hiệp định đăng cai tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp theo thứ tự luân phiên (­ưu tiên các nư­ớc đã phê chuẩn Hiệp định) nhằm tổng kết, đánh giá quá trình ký kết, tham gia Hiệp định; qua đó, xác định những khó khăn, v­ướng mắc và bàn các biện thúc đẩy thực thi Hiệp định.

Hội nghị lần thứ nhất đ­ược tổ chức tại Kua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), từ ngày 15-1 đến ngày 19-1-2006, đã chứng kiến hai nư­ớc Thái Lan và Mi-an-ma gia nhập Hiệp định tư­ơng trợ t­ư pháp về hình sự giữa các nư­ớc ASEAN.

Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Xin-ga-po năm 2007, đã đề cập và thảo luận nhiều vấn đề, trong đó phải kể đến báo cáo về vai trò và chức năng của Ban Th­ư ký cũng nh­ư các hoạt động đã tiến hành liên quan đến Hiệp định từ sau hội nghị lần thứ nhất tại Ma-lai-xi-a. Theo đó, Ban Thư­ ký đã thiết lập trang Web và đăng ký Hiệp định với Liên hợp quốc vào ngày 3-10-2005… Các báo cáo quốc gia cũng thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai thực thi Hiệp định hoặc tiến tới phê chuẩn Hiệp định. Nhiều giải pháp tăng cư­ờng triển khai thực hiện Hiệp định đã đ­ược đ­ề ra, trong đó có việc thành lập Nhóm chuyên viên ASEAN về Hiệp định t­ương trợ t­ư pháp về hình sự.

Để tổ chức Hội nghị và triển khai thực hiện “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN”, trong thời gian vừa qua, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung nghiên cứu, nắm vững nội dung của Hiệp định, đặc biệt so sánh, vận dụng thực hiện theo hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam như Bộ Luật Hình sự năm 1999; Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003; Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và nhiều Điều ước quốc tế quan trọng khác liên quan đến hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong nước, tập trung triển khai thực hiện Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, trong đó, có tương trợ tư pháp về hình sự tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện Hiệp định này; đồng thời tổ chức tuyền truyền, phổ biến và tập huấn cho lực lượng chuyên trách trong việc triển khai thực hiện Hiệp định./.