Nhật Bản: TEPCO sẽ ổn định các lò phản ứng trong vòng 6 - 9 tháng
Ngày 17-4, Công ty Điện lực Tô-ki-ô (TEPCO) của Nhật Bản tuyên bố họ đặt mục tiêu trong vòng ba tháng tới sẽ giảm rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1 (Fukushima-1), trong vòng 6-9 tháng làm mát các lò phản ứng trong điều kiện ổn định và kiểm soát nồng độ phóng xạ.
Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch TEPCO Chư-nê-hi-xa Ca-chư-ma-ta (Tsunehisa Katsumata) cho biết công ty đã đề ra lộ trình từng bước nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay, trong đó bước đầu tập trung nhằm ngăn chặn sự phát nổ của khí hyđrô trong các lò phản ứng bằng cách bơm khí nitơ, đồng thời tránh thải nước nhiễm xạ ra môi trường xung quanh.
Đánh giá về kế hoạch trên của TEPCO, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ban-ri Cai-ê-đa (Banri Kaieda) cho rằng đây là một bước đi quan trọng, giúp chuyển cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay từ giai đoạn khẩn cấp sang giai đoạn ổn định. Bộ trưởng Cai-ê-đa cũng cho biết trong vòng từ 6 đến 9 tháng tới, chính phủ có thể đánh giá lại khu vực an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân, có thể là ngoài phạm vi bán kính 20 km. Nhà chức tránh đã khuyến cáo người dân sơ tán khỏi phạm vi bán kính hơn 30 km xung quanh nhà máy.
Cùng ngày, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hillary Clinton), hai bên đã khẳng định lại quan hệ đối tác trong nỗ lực tái thiết Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần, đồng thời nhất trí về một sáng kiến mới phối hợp các thành phần công- tư của hai nước trong tiến trình tái thiết.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Ta-kê-a-ki Ma-chư-mô-tô (Takeaki Matsumoto), bà Hi-la-ri Clin-tơn khẳng định Mỹ "trước sau như một ủng hộ Nhật Bản xây dựng lại đất nước sau cuộc khủng hoảng ở quy mô chưa từng có này". Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản cam kết Tô-ki-ô sẽ tiếp tục công bố đầy đủ thông tin về nỗ lực giải quyết tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma số 1. Ông cho biết Nhật Bản sẽ lập kế hoạch tái thiết và mong muốn hợp tác với Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới để có thể đẩy nhanh tiến trình.
Trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Na-ô-tô Can (Naoto Kan) sau đó, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ tin tưởng Nhật Bản sẽ tự mình xây dựng lại đất nước và tiếp tục giữ vị thế cường quốc kinh tế quan trọng trong những thập kỷ tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng làm việc tại Gia Lai:Giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở  (16/04/2011)
Liên hiệp quốc thành lập Ủy ban quản lý Quỹ Khí hậu Xanh nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển  (16/04/2011)
Trao quà của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho đồng bào Khmer ở Đồng Nai nhân dịp Tết Chôl Chnam Thmây  (16/04/2011)
Phi-líp-pin đối mặt với nguy cơ núi lửa phun trào  (16/04/2011)
Ngư ông đắc lợi  (16/04/2011)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay