Vì sự phát triển bền vững ngành năng lượng của mỗi quốc gia cũng như của ASEM
Bảo đảm an ninh năng lượng phục vụ phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là dầu mỏ, là nội dung quan trọng trong chương trình hợp tác kinh tế ASEM.
Phát biểu tại Diễn đàn Chính sách an ninh năng lượng ASEM lần thứ I, diễn ra sáng 11-4, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng, trước tình hình giá dầu lửa không ngừng tăng cao và diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế như hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực cần học hỏi kinh nghiệm của châu Âu và các nước phát triển để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của chính quốc gia mình.
Hiện nay vẫn tồn tại một thực tế là, trong khi một số nước phát triển đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách, áp dụng công nghệ tiên tiến về năng lượng tái tạo, bảo tồn năng lượng, sản xuất nhiên liệu thay thế xăng dầu; EU cũng đã có kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo với mục tiêu là nguồn năng lượng này sẽ chiếm đến 25% tổng nhu cầu năng lượng vào năm 2020, thì tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á, vẫn còn những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực năng lượng, vẫn thiếu khung chính sách khuyến khích, thiếu nguồn tài chính, công nghệ và khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới và chưa ý thức đầy đủ về nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.
Với quan điểm hợp tác cùng phát triển, trước mắt, tại Diễn đàn ASEM về Chính sách an ninh năng lượng lần thứ nhất, các nước sẽ tập trung bàn về chính sách phát triển năng lượng mới và tái tạo năng lượng thay thế, bảo tồn năng lượng truyền thống, cùng tìm ra các giải pháp tăng cường an ninh năng lượng.
Nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong ASEM, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các nước chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề hoạch định chính sách, chuyển giao công nghệ, cũng như quá trình thuận lợi hóa đầu tư nhằm hướng tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là phát triển bền vững ngành năng lượng của mỗi quốc gia cũng như của ASEM.
Diễn đàn đầu tư Việt Nam tại Niu Yoóc  (11/04/2008)
Du lịch Khánh Hòa trong chiến lược kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội địa phương  (11/04/2008)
Chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu để giảm nhập siêu  (10/04/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên