*** Hồ sơ

- Bảo hiểm xã hội

Mục đích lớn nhất của bảo hiểm xã hội là bảo đảm đời sống cho người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm. Bảo hiểm xã hội góp phần làm hạn chế và điều hòa các mâu thuẫn giữa người tham gia bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động, tạo môi trường làm việc ổn định, đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, công tác với hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bản chất của bảo hiểm xã hội là sự tương trợ cộng đồng, là sự đoàn kết đùm bọc chia sẻ với nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

*** Vấn đề và bình luận

Phạm Nhẫn - Những vấn đề lớn của bảo hiểm xã hội

Hệ thống bảo hiểm xã hội được áp dụng ngày nay ở các nước trên thế giới là thành quả phát triển trải qua hơn 150 năm nay. Nó đã nhiều lần được mở rộng và bổ sung, nhưng ý tưởng xa xưa làm nền tảng cơ bản cho nó vẫn nguyên vẹn. Mỗi quốc gia lựa chọn phạm vi và mô hình bảo hiểm xã hội khác nhau, nhưng mục đích chung vẫn là đảm bảo công bằng như có thể được trong dịch vụ cung ứng và chăm sóc y tế, sức khỏe và đảm bảo mức sống cho tất cả mọi thành viên trong xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội phát triển nhất hiện tại bao gồm bảo hiểm y tế, tai nạn, thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe và lương hưu.

Minh Nhật - Thiên biến vạn hóa như bảo hiểm thất nghiệp

Dù thiên biến vạn hoá thế nào chăng nữa, bảo hiểm thất nghiệp khắp nơi trên thế giới vẫn tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tìm việc làm mới và phải hài hòa với hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia.

Trí Dũng - Hệ thống an sinh xã hội châu Âu: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Hệ thống an sinh xã hội châu Âu được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ hai với mục tiêu chia sẻ sự thịnh vượng để ngăn ngừa xung đột trong tương lai vốn được coi không chỉ là niềm tự hào của người dân châu lục này, mà còn là niềm mơ ước phần còn lại của thế giới. Thế nhưng, ánh hào quang này giờ đây đang bị lu mờ, bởi vì Lục địa già đang phải oằn mình “thắt lưng, buộc bụng” để đối phó “cơn bão” khủng hoảng nợ công và thâm hụt ngân sách.

Đức Cường - Nan giải bài toán thu - chi bảo hiểm xã hội

Cần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc, xử lý nghiêm tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội và tạo ra cơ chế, mô hình thích hợp cho quỹ bảo hiểm xã hội đầu tư vào lĩnh vực sinh lời cao nhằm giúp quỹ phát triển bền vững trong tương lai.

*** Bên lề sự kiện

Lê Thị Nga - Mặt trái của hệ thống bảo hiểm xã hội Mỹ

Hệ thống bảo hiểm xã hội Mỹ là một trong những hệ thống bảo hiểm hoàn chỉnh vào loại nhất, đã từng được tham khảo và áp dụng ở nhiều nước. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có một số khiếm khuyết và hạn chế mà hiện nay chính phủ Mỹ đang phải tìm biện pháp khắc phục.

Lê Anh Dũng - Tài chính trong bảo hiểm xã hội ở Đức

Hệ thống bảo hiểm xã hội nước Đức bao gồm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn. Ở hai loại hình đầu, quỹ có qui mô lớn nhất, và nỗi lo bảo toàn quỹ cũng lớn nhất.

Trần Nhàn - Bảo hiểm xã hội ở châu Phi

Bảo hiểm xã hội là một trong những thành tựu phát triển của xã hội. Mức độ cũng như chất lượng bảo hiểm xã hội là một trong những chiếc hàn thử biểu về trình độ và chất lượng của sự phát triển ở các quốc gia. Điều đó lý giải sự khác biệt về mức độ phát triển và mô hình tổ chức của bảo hiểm xã hội giữa các quốc gia, các khu vực và châu lục. Châu Phi là một trong những châu lục với mức độ phát triển thấp về bảo hiểm xã hội.

Thảo Linh - Bức xúc nợ bảo hiểm xã hội

Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của nền an sinh xã hội, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm chăm lo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, những năm gần đây, nợ bảo hiểm xã hội gia tăng, đang gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động...

Nguyễn Văn Sơn - Việc làm cho giới trẻ ở Đan Mạch

Từ các quốc gia phát triển đến những nước đang phát triển, nhu cầu về lao động có tay nghề là rất lớn. Đan Mạch đã xây dựng một hệ thống đào tạo nghề thích hợp để đáp ứng nhu cầu đó. Hơn thế, công tác dạy nghề còn hướng đến một mục đích quan trọng hơn: Phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Hạnh Dung - Gánh nặng an sinh xã hội khi dân số già

Hiện nay, chính phủ nhiều nước đang soạn thảo các chính sách, mô hình để người già vẫn có thể đóng góp tích cực về mặt kinh tế, trên cơ sở khai thác có hiệu quả những kinh nghiệm và kỹ năng của họ.

*** Kinh tế và hội nhập

Lê Huy - EU còn lắm gian nan

Mặc dù tăng trưởng cao trong quý II-2010, nhưng tương lai kinh tế EU vẫn phụ thuộc nhiều vào đà tăng trưởng của những nền kinh tế đầu tàu và mới nổi.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Trang Nhung - Sức hấp dẫn của BRIC

Sau 9 năm kể từ khi lần đầu tiên xuất hiện cụm từ BRIC, dùng để chỉ nhóm 4 nền kinh tế mới nổi có ảnh hưởng lớn là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, “Bộ Tứ BRIC” đang chứng tỏ sức hấp dẫn của mình với các nền kinh tế mới nổi khác bằng mô hình hợp tác: biến sức mạnh kinh tế thành ảnh hưởng và uy tín chính trị

Lý Mạc Phù - Cơ hội mới cho Trung Đông

Bất chấp những quấy phá và chống đối trong nội bộ, Israel và Palestin đã nối lại đàm phán hòa bình chính thức sau hơn 20 tháng ngưng trệ. Tín hiệu tích cực đáng khích lệ này đã phát triển tiếp thành một cơ hội mới cho hòa bình ở Trung Đông khi thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và tổng thống Palestin Machmud Abbas không chỉ cam kết định kỳ lại đàm phám trực tiếp với nhau, mà còn đưa ra cả một lộ trình thời gian cụ thể để đàm phán về những vấn đề cụ thể.

Dương Trí - Bí mật “ngành công nghiệp ma tuý” của Afghanistan”

Kỳ II: TRẢ GIÁ

Một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và đồng minh ngày càng bất lực trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của tàn quân Taliban ở Afghanistan đó là nguồn tài chính cung cấp cho bọn khủng bố không được ngăn chặn. Nhưng trớ trêu thay, nguồn tài chính chủ yếu nuôi sống bọn khủng bố lại thu được từ hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy - "ngành công nghiệp" số một thế giới của Afganistan, được ISAF bảo kê. Nhiều tay súng Afghanistan coi thuốc phiện là một thứ gì đó còn hơn cả nguồn tiền mặt. Theo họ, đó là loại vũ khí tối ưu trong cái gọi là ""Cuộc thánh chiến thầm lặng”

*** Văn hóa - xã hội

Mai Lan - Bi kịch những cuộc hôn nhân cận huyết thống

Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết là có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền. Mặc dù vậy, cuộc điều tra do chương trình Dispatches của kênh truyền hình Channel 4 thực hiện gần đây cho thấy, nhiều người dân nước Anh nói riêng và các nước khác nói chung vẫn không nhận thức được những nguy hiểm của hôn nhân cận huyết thống.

Phạm Nhẫn - Hướng nghiệp - trách nhiệm không của riêng ai

Đối với tất cả các quốc gia và mọi chính phủ trên thế giới, vấn đề tạo công ăn việc làm luôn được coi là một chính sách trọng tâm. Tạo công ăn việc làm là một chiếc hàn thử biểu về thành công trong phát triển kinh tế xã hội. Hướng nghiệp cho công dân trong xã hội, đặc biệt cho thế hệ trẻ, gắn liền với chuyện tạo công ăn việc làm, tác động hữu cơ tới nhau và cả hai gộp lại có thể tạo nên tác dụng cộng hưởng rất quan trọng.

*** Văn học - nghệ thuật

Nguyễn Bích Lan - Thuê mượn các tác phẩm nghệ thuật: Bảo tàng Pháp không đủ độ tin cậy?

Với sự trao đổi hợp tác ngày càng tăng giữa các bảo tàng trên thế giới, xu hướng mượn hoặc thuê các tác phẩm nghệ thuật với mục đích trưng bày đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, việc cho các bảo tàng ở Pháp thuê hoặc mượn các tác phẩm nghệ thuật đang gợn lên những quan ngại, nhất là trước vụ trộm tranh gây sửng sốt dư luận xảy ra ngày 20-5 vừa qua tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở Paris

Lan Kiều - Liên hoan phim Venice lần thứ 67: “Bữa tiệc điện ảnh” sôi động

Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 67 đã chính thức khai mạc tại đảo Lido, nước Italia ngày 1-9. Thu hút sự tham gia của những người làm điện ảnh đến từ 35 nước trên thế giới với sự góp mặt của 85 bộ phim, vượt qua liên hoan năm trước về số lượng, cùng sự hiện diện của các đại diện từ một số nền điện ảnh thường ít xuất hiện tại các liên hoan phim quốc tế lớn như Hy Lạp, Lebanon, Ecuador…, liên hoan phim lần này thực sự là một “bữa tiệc điện ảnh” sôi động.

*** Nhân vật với lịch sử

Nguyễn Sơn - Ludwig Wilhelm Erhard - người đưa những yếu tố xã hội vào nền kinh tế thị trường

Ludwig Wilhelm Erhard, một nhà kinh tế người Đức, Bộ trưởng Kinh tế, sau đó là Thủ tướng Tây Đức từ năm 1963 tới năm 1966. Ông nổi tiếng với thành công trong công cuộc cải cách và phục hồi kinh tế nước Đức thời hậu chiến mà người ta quen gọi là “kỳ tích kinh tế Đức”.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới