Hội đàm thượng đỉnh Nhật - Trung
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc 2 ngày 29 và 30-4-2009, Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-sô đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là một phần trong tiến trình thúc đẩy quan hệ ngoại giao của Nhật Bản.
Trong các cuộc hội đàm, lãnh đạo của hai nước đã trao đổi quan điểm về các vấn đề song phương và quốc tế cùng quan tâm như: vấn đề lịch sử, trao đổi văn hóa và nhân sự, bảo vệmôi trường và năng lượng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, dịch cúm lợn bùng phát.
Nhật Bản và Trung Quốc đã cùng nhất trí về kế hoạch hợp tác toàn diện giữa hai nước nhằm xây dựng quan hệ chiến lược cùng có lợi: tăng cường chương trình giao lưu thanh niên, mở đường bay thường lệ giữa Haneda và Bắc Kinh, bắt đầu từ tháng 10-2009; tổ chức đối thoại kinh tế cấp cao giữa các thành viên nội các tại Tô-ki-ô vào ngày 7-6 tới; giải quyết vấn đề cát vàng và mưa axit của Trung Quốc ảnh hưởng đến nhiều vùng tại Nhật Bản; nâng cấp hạ tầng cơ sở tại nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc có lượng khí thải CO2 lớn.
Đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhật Bản và Trung Quốc khẳng định tầm quan trọng của hai nước trong nỗ lực tăng cường nội nhu để đối phó với khủng hoảng này. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản năm 2007 nhưng cả hai nước đều bị tác động nặng nề của giảm nhu cầu xuất khẩu do khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Tăng trưởng kinh tế sụt giảm của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong mấy thập kỷ qua với mức 6,1% quý 1/2009 cũng đã tác động đến lợi nhuận của các công ty Nhật Bản là những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc. Vì vậy, tăng cường nội nhu là biện pháp cứu trợ kinh tế sống còn và quan trọng nhất đối với cả hai quốc gia.
Về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc bày tỏ sự nhất trí rằng, các thành viên của đàm phán 6 bên cần tiếp tục làm việc để giải trừ hạt nhân. Tất cả các nước cần thể hiện sự kiềm chế mặc dù ngày 29-4 vừa qua, CHDCND Triều Tiên đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân khác sau khi bị cộng đồng quốc tế lên án vụ phóng tên lửa hồi đầu tháng 4 vừa qua. Phía Nhật Bản mong muốn tiếp tục đàm phán 6 bên và sẽ phối hợp với Trung Quốc - nước có ảnh hưởng quan trọng đối với CHDCND Triều Tiên để thúc đẩy tiến trình này. Phía Trung Quốc cũng chia sẻ rằng, đàm phán 6 bên hiện nay đang trong nguy cơ bị bế tắc nên các thành viên cần tìm kiếm sự cải thiện tình hình thông qua đối thoại.
Về dịch cúm lợn bùng phát, hai bên xác nhận tầm quan trọng phối hợp giải quyết dịch cúm lợn lây lan, nhất trí phối hợp chặt chẽ nhằm kiểm soát mọi diễn biến và tăng cường chia sẻ thông tin về ngăn chặn virus tràn quan biên giới và thông báo kịp thời thông tin liên quan đối với người dân.
Đối với hoạt động chống cướp biển, hai bên thảo luận về biện pháp hợp tác hơn nữa trong ngăn chặn hành động cướp biển tại Xô-ma-li. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đã triển khai tàu hải quân tại vùng biển này trong chiến dịch chống cướp biển của quốc tế.
Dư luận các giới tại Nhật Bản đánh giá chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-sô góp phần cải thiện quan hệ bang giao giữa hai nước vốn còn nhiều bất đồng. Đây là lần thứ 2 ông T.A-sô đến Trung Quốc trong vòng 7 tháng kể từ khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản tháng 9-2008. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đi thăm Nhật Bản vào năm 2008 và người tiền nhiệm của ông A-sô, ông Phư-cư-đa, đã đi thăm Trung Quốc vào cuối năm 2007. Đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng A-sô cũng đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị G20 tại Luân-đôn.
Các cuộc hội đàm liên tục giữa nhà lãnh đạo hai nước cho thấy sự cải thiện đáng kể trong quan hệ song phương nhất là trong nỗ lực giảm bớt bất đồng chính trị từng làm trì trệ quan hệ giữa hai nước trong qua khứ. Dư luận báo chí tại Nhật Bản đánh giá quan hệ giữa hai đối thủ trong khu vực đang được cải thiện trong những năm gần đây.
Giới phân tích tại Nhật Bản hy vọng chuyến thăm lần này của Thủ tướng Ta-ro A-sô sẽ thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trở nên tốt đẹp hơn trong thế kỷ XXI có nhiều biến động và thách thức khó lường.
Với vai trò là hai cường quốc trong khu vực, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước sẽ góp phần giải quyết những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, cũng như góp phần xây dựng hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới./.
Cúm A (H1N1) và an toàn thực phẩm  (01/05/2009)
Nhận định trái chiều về kinh tế toàn cầu  (01/05/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh mít-tinh kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2009)  (01/05/2009)
Việt Nam dự Hội nghị các thị trường mới nổi toàn cầu  (30/04/2009)
Từ 1-5, giảm nhiều loại thuế nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng  (30/04/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên