Trật tự thế giới mới – Chủ đề chính của hội nghị Pat-tay-a
Hôm nay (10-4), tại Pat-tay-a (Thái Lan), khai mạc Hội nghị cấp cao Đông Á. Dư luận cho rằng Hội nghị này sẽ tạo cơ hội để châu Á thể hiện ảnh hưởng của mình và dấy lên hy vọng về một kỷ nguyên hợp tác và cải cách kinh tế.
Nước chủ nhà Thái Lan đồng thời cũng là Chủ tịch đương nhiệm của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết: Hội nghị kéo dài 3 ngày với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thuộc ASEAN gồm 10 thành viên, lãnh đạo của các nước đối tác trong khu vực châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và người đứng đầu Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) sẽ tham dự một hội nghị có liên quan tại Băng Cốc vào ngày 12-4.
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo châu Á sẽ bàn thảo một số nội dung và giải pháp quan trọng khẳng định vai trò then chốt của mình trong một trật tự kinh tế thế giới mới kể từ khi G-20 công bố kế hoạch phục hồi kinh tế mang tính bước ngoặt để đưa thế giới thoát khỏi suy thoái.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hai mối đe dọa là tỷ lệ thất nghiệp hàng loạt và tình trạng bất ổn xã hội đang hiện hữu, khu vực châu Á với 3 tỉ dân, và lấy xuất khẩu làm động lực cũng cần phải tìm kiếm các chiến lược mới để thúc đẩy các nền kinh tế của khu vực.
Ông Chalongphob Sussangkarn, cựu Bộ trưởng Tài chính Thái Lan hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan nói: “Tiếng nói của châu Á cần phải được thế giới lắng nghe. Chúng tôi (châu Á) là chủ nợ lớn nhất trên thế giới… Đông Á cần phải nắm vai trò tích cực trong công cuộc cải tổ cơ cấu tài chính toàn cầu”.
Thủ tướng Anh Gordon Brown tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thủ đô Luân Đôn mới đây đã nói rằng châu Á là ví dụ điển hình của một “trật tự thế giới mới”, trật tự này sẽ bao gồm cả thế giới đang phát triển.
Một nguồn tin ngoại giao Đông Nam Á cấp cao nói: “Diễn ra ngay sau hội nghị G-20, các cuộc họp tại Pat-tay-a (Thái Lan) lần này sẽ là cơ hội để châu Á khảng định ảnh hưởng của mình đối với các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là trong nỗ lực chống lại khủng hoảng kinh tế”. Nhà ngoại giao này dẫn chứng cam kết của Trung Quốc tại hội nghị G-20 về việc đóng góp 40 tỷ USD cho IMF và cho rằng điều đó sẽ làm tăng sức mạnh lá phiếu của Trung Quốc trong tổ chức đa phương này.
Theo ông, dường như G-20 cũng đã lưu ý tới những lời kêu gọi mà Trung Quốc đưa ra về việc cho phép châu Á có tiếng nói lớn hơn trong các thể chế tài chính toàn cầu như IMF. Nhà ngoại giao này nói: “Châu Á, với trữ lượng ngoại tệ lớn, chỉ có thể làm điều này hiệu quả hơn bằng cách đẩy mạnh các nỗ lực hội nhập kinh tế”.
Tuy nhiên, hội nghị này cũng sẽ là cơ hội thực sự đầu tiên để các quốc gia châu Á giúp đỡ lẫn nhau. Mới đây, phát biểu tại một diễn đàn ở Tookyô, ông Mashiro Kawai, Chủ nhiệm Viện Ngân hàng Phát triển châu Á nói: “Việc biến các nền kinh tế châu Á thành các nền kinh tế lấy nhu cầu khu vực làm động lực, dù đó là một thách thức lớn, nhưng sẽ là hướng đi mà châu Á nên thực hiện.
Còn ông Thitinan Pongsudhirak, giảng viên về các vấn đề đối ngoại tại trường Chulalongkorn ở thủ đô Băng-cốc nhận định: “Nếu Hội nghị Thượng đỉnh G-20 không đạt được kết quả nào và nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục “xuống dốc không phanh”, thì châu Á nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng sẽ buộc phải suy nghĩ về đường hướng của mình”./.
Hội thảo khoa học "Vai trò của công nghiệp khai thác bô-xít, sản xuất a-lu-min - nhôm đối với phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên...  (10/04/2009)
Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức  (10/04/2009)
Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam  (10/04/2009)
Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc  (10/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển