Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường chủ nghĩa đa phương và quan hệ đối tác hiệu quả trong các vấn đề quốc tế
Kết thúc kỳ họp hàng năm của Uỷ ban Thông tin, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tăng cường chủ nghĩa đa phương và quan hệ đối tác hiệu quả trong các vấn đề quốc tế.
LHQ khẳng định: các nước thành viên cần vượt qua chủ nghĩa địa phương để nâng cao nhận thức về các vấn đề quốc tế thiết yếu. LHQ vẫn là nền tảng không thể thay thế trong một thế giới hoà bình và công lý. Tiếng nói của LHQ phải được hưởng ứng một cách rõ ràng và có hiệu lực.
Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ yêu cầu đánh giá các sản phẩm và hoạt động của công tác thông tin của LHQ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. ĐHĐ nhấn mạnh nhu cầu tăng cường phát triển đa ngôn ngữ để loại trừ sự bất bình đẳng giữa việc sử dụng tiếng Anh và 5 ngôn ngữ khác của LHQ để làm giàu các website thông tin của LHQ. Cơ quan thông tin của LHQ cần chú trọng hơn nữa đến các lĩnh vực quan tâm đặc biệt của các nước đang phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách về thông tin truyền thông giữa các nước đang phát triển và phát triển, nâng cao nhận thức quốc tế về khả năng mà mạng Internet và các công nghệ thông tin truyền thông khác có thể đem lại lợi ích cho xã hội và nền kinh tế thông qua thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Đặc biệt lo ngại về hậu quả của tình trạng bất bình đẳng giữa thế giới phát triển và đang phát triển, ĐHĐ LHQ kêu gọi tất cả các nước và hệ thống LHQ tăng cường trợ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin và năng lực thông tin của các nước đang phát triển.
Về các chủ đề cần ưu tiên trong công tác thông tin, ĐHĐ LHQ nhấn mạnh các chủ đề về hòa bình và an ninh quốc tế, quyền con người, xóa đói giảm nghèo, ngăn ngừa xung đột, phát triển bền vững, khủng hoảng kinh tế và lương thực toàn cầu, phòng chống dịch bệnh thế kỷ (như HIV/AIDS), chống khủng bố, tác động của biến đổi khí hậu, tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ./.
Đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam dự cuộc họp ICAPP  (08/05/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Lào và Thủ tướng Thái Lan  (08/05/2011)
Ứng cử viên tiếp xúc cử tri tại các địa phương  (07/05/2011)
Khai mạc trọng thể Hội nghị cấp cao ASEAN 18  (07/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay