Hoạt động bên lề IPU-140 ngày 08-4-2019 của Chủ tịch Quốc hội
22:32, ngày 08-04-2019
TCCSĐT - Ngày 08-4-2019, bên lề Đại hội đồng lần thứ 140 Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-140), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong; tiếp Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới (IPU) Gabriela Cuevas Barron; hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan Nurlan Nigmatulin; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani.
Tại buổi tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng gặp lại Tổng Thư ký IPU Martin Chungong kể từ sau khi ông tham dự Hội nghị Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 12-2018; đồng thời đánh giá cao sự tham gia tích cực của Tổng Thư ký Martin Chungong với vai trò là khách mời danh dự của IPU tại hội nghị.
Phát biểu của Tổng Thư ký IPU tại hội nghị đã làm nổi bật vai trò dẫn dắt của IPU đối với các Nghị viện thành viên trong việc nâng cao tiếng nói của các nhà lập pháp đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác cụ thể giữa IPU-Quốc hội Việt Nam và Liên hợp quốc tại Việt Nam nhằm hiện thực hóa mối quan hệ đối tác nghị viện.
Với việc giới thiệu về Bộ Công cụ để các Nghị viện tự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) do IPU và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) ban hành, các đại biểu Quốc hội Việt Nam và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tham khảo thông tin, nhận thức sâu sắc về vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy triển khai các mục tiêu này vì lợi ích chung của mọi người dân trong xã hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, với sự ủng hộ của IPU nói chung và Ngài Tổng Thư ký nói riêng, Quốc hội Việt Nam đã, đang và sẽ triển khai các hoạt động thúc đẩy vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch Quốc hội thông báo với Tổng Thư ký IPU về việc vừa qua Quốc hội Việt Nam đã phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức chuyến khảo sát về tình hình thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Sơn La (từ ngày 15 đến 16-3-2019).
Trong chuyến công tác, ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam đã nhận thấy những khó khăn, tồn tại trong công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung, đã cam kết sẽ hỗ trợ cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Liên hợp quốc nhất trí sẽ phối hợp với Quốc hội Việt Nam để xây dựng Bộ Công cụ tự đánh giá dành cho các địa phương và chọn Sơn La là địa phương thí điểm thực hiện trước khi nhân rộng ra các địa phương khác nhằm tăng cường vai trò của các đại biểu dân cử trong việc giám sát và thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò quan trọng cũng như những đóng góp của Tổng Thư ký IPU đối với Liên minh nghị viện thế giới, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đổi mới hoạt động của Ban Thư ký IPU, hỗ trợ việc triển khai các chương trình, chiến lược của IPU, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác giữa IPU và Liên hợp quốc góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của các nghị viện, nghị sỹ đối với các vấn đề quốc tế, hướng tới đạt được các mục tiêu chung của IPU về hòa bình, dân chủ và thịnh vượng.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong thời gian tới, Quốc hội Việt Nam tiếp tục xác định việc tham dự các hoạt động của IPU là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương nhằm thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của Việt Nam, cũng như mối quan tâm chung đối với các vấn đề toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam cũng có điều kiện để tiếp cận với nhiều nội dung, kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn tốt của các nghị viện trên thế giới, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Trong tiến trình đó, Chủ tịch Quốc hội mong sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Ngài Tổng Thư ký IPU.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong cho rằng, Hội nghị Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 12-2018 hiệu quả.
Các đại biểu đã có những trao đổi thực chất về các vấn đề liên quan. IPU-132 năm 2015 đã ra Tuyên bố Hà Nội mang chủ đề "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động".
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để biến những cam kết trong Tuyên bố Hà Nội thành hiện thực. Các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện ở cấp độ quốc gia, địa phương.
Tổng Thư ký IPU bày tỏ vui mừng khi Việt Nam đã cho chuyển ngữ ra tiếng Việt, ra sổ tay Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững do IPU và UNDP ban hành, cho rằng đây là hành động thiết thực từ cấp độ nghị viện; đồng thời cho biết sẵn sàng ủng hộ Việt Nam từ IPU và mong Quốc hội Việt Nam ủng hộ IPU, cùng nêu những tấm gương tốt để các nghị viện khác noi theo.
Tại cuộc tiếp, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới đã trao đổi về vấn đề dinh dưỡng; khẳng định Liên minh Nghị viện Thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong cũng đã trao đổi về công tác tổ chức, điều hành của IPU-140.
Tổng Thư ký IPU đánh giá, bài phát biểu tại Phiên toàn thể của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bảo đảm về mặt thời gian, nhận được rất nhiều sự tôn trọng từ người nghe.
Tổng Thư ký IPU bày tỏ sự kỳ vọng vào việc tiếp tục thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó có cấp độ địa phương; đánh giá cao cam kết của Quốc hội Việt Nam trong việc luôn tham dự IPU ở cấp độ cao nhất, cho rằng Việt Nam đã nêu tấm gương sáng cho các nghị viện thành viên noi theo; đồng thời bày tỏ sự trông đợi Việt Nam sẽ góp phần làm cho ảnh hưởng của Nhóm nghị viện châu Á-Thái Bình Dương trở nên mạnh mẽ hơn, có sự phối hợp điều phối với nhau tốt hơn.
** Trưa cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới (IPU) Gabriela Cuevas Barron.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng cảm ơn Chủ tịch IPU đã dành thời gian tiếp, mặc dù đang rất bận rộn với công tác tổ chức IPU.
Chúc mừng IPU nhân dịp kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng, với vai trò của bà Gabriela Cuevas Barron, IPU sẽ hoạt động ngày càng năng động hơn, hiệu quả hơn và ngày càng nhận được sự ủng hộ nhiều hơn của các nghị viện thành viên.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, đoàn Việt Nam luôn là thành viên rất có trách nhiệm của IPU. Quốc hội Việt Nam luôn cử đoàn đại biểu cấp cao tham dự các kỳ đại hội đồng IPU và luôn tham gia tích cực vào các nội dung theo chương trình nghị sự của Đại hội đồng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lời cảm ơn tới các thành viên của IPU đã tín nhiệm bầu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu làm Phó Chủ tịch IPU.
Chủ tịch Quốc hội thông báo về thành công của Lễ Công bố Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững dành cho các nghị viện (Bộ công cụ) do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dịch Bộ công cụ sang ngôn ngữ bản địa và triển khai tới các bộ, ngành, địa phương.
Vừa qua, tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam đã chọn tỉnh Sơn La làm điểm xây dựng bộ công cụ tự đánh giá của địa phương cấp tỉnh. Nếu thành công tại Sơn La, Việt Nam sẽ triển khai tại tất cả các địa phương khác.
Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng sẽ ủng hộ dự án phát triển nông nghiệp bền vững để tạo sinh kế cho người dân Sơn La. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của một địa phương như thế nào.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng sẽ có cơ sở để đi giám sát việc thực thi mục tiêu phát triển bền vững dựa vào bộ công cụ tự đánh giá mà IPU và Liên hợp quốc đã phối hợp xây dựng.
Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron cảm ơn những lời phát biểu tốt đẹp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng ý rằng IPU cần hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn vì tổ chức này hiện đã có 179 thành viên và thế giới cũng đã thay đổi nhiều trong những năm qua.
Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động của IPU; bày tỏ vui mừng khi thấy Việt Nam đã đưa Bộ công cụ vào thực hiện trên thực tế không chỉ ở cấp quốc gia, mà còn ở cấp địa phương. Việt Nam đã nêu một tấm gương trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.
Bà Gabriela Cuevas Barron cũng chia sẻ về việc ứng phó với những thách thức trong việc chuyển những cam kết quốc tế thành hiện thực tại địa phương và cho rằng một cam kết ở cấp độ toàn cầu am hiểu nhu cầu thực tế của người dân địa phương chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy, bà Gabriela Cuevas Barron chúc mừng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và có những sáng kiến hiệu quả.
Bà Gabriela Cuevas Barron chia sẻ đang trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ trong đề xuất các dự án hợp tác và sáng kiến. Chủ tịch IPU mong muốn nhận được sự phối hợp của Quốc hội Việt Nam trong việc cùng đưa ra sáng kiến, đề xuất.
Nhân dịp này, bà Gabriela Cuevas Barron cảm ơn Quốc hội Việt Nam đã luôn ủng hộ bà từ khi được bầu làm Chủ tịch IPU.
** Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan Nurlan Nigmatulin.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ rất vui mừng gặp lại tại Doha, sau chuyến thăm chính thức Kazakhstan của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các cuộc tiếp xúc song phương tại IPU-137, Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3) tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin nêu rõ Việt Nam là đối tác quan trọng của Kazakhstan ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2019, kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Kazakhstan - Việt Nam, và trong suốt thời gian qua, hai nước đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin khẳng định Kazakhstan rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện với Quốc hội Việt Nam, đồng thời thông báo dự kiến sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào cuối năm nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Kazakhstan đã tổ chức thành công cuộc bầu cử; bày tỏ rất vui mừng khi các nhà lãnh đạo mới của Kazakhstan tiếp tục khẳng định quan điểm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Kazakhstan.
Chủ tịch Quốc hội nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Kazakhstan vào năm 2017 đã nhận được sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của các nhà lãnh đạo Kazakhstan.
Nhân dịp này, qua Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng gửi lời chào và lời chúc mừng đến Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo với Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam; nhấn mạnh, trong năm 2018, tất cả các chỉ tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đang đàm phán 4 FTA khác.
Chính trị xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế. Mới đây, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai, thể hiện vai trò tích cực trong việc làm cầu nối để tìm kiếm hòa bình; khẳng định vị thế và sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam - một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ Việt Nam và Quốc hội Việt Nam rất quan tâm tới nội dung ưu tiên hợp tác giữa hai nước.
Chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Kazakhstan đã đạt được trong năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng năm 2019, Kazakhstan sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa và sẽ tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 4.
Tại hội kiến, hai nhà lãnh đạo hài lòng nhận thấy quan hệ chính trị giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Quan hệ kinh tế-thương mại, đặc biệt là việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Hai nước chưa có đường hàng không trực tiếp.
Phát biểu của Tổng Thư ký IPU tại hội nghị đã làm nổi bật vai trò dẫn dắt của IPU đối với các Nghị viện thành viên trong việc nâng cao tiếng nói của các nhà lập pháp đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác cụ thể giữa IPU-Quốc hội Việt Nam và Liên hợp quốc tại Việt Nam nhằm hiện thực hóa mối quan hệ đối tác nghị viện.
Với việc giới thiệu về Bộ Công cụ để các Nghị viện tự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) do IPU và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) ban hành, các đại biểu Quốc hội Việt Nam và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tham khảo thông tin, nhận thức sâu sắc về vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy triển khai các mục tiêu này vì lợi ích chung của mọi người dân trong xã hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, với sự ủng hộ của IPU nói chung và Ngài Tổng Thư ký nói riêng, Quốc hội Việt Nam đã, đang và sẽ triển khai các hoạt động thúc đẩy vai trò của Quốc hội đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch Quốc hội thông báo với Tổng Thư ký IPU về việc vừa qua Quốc hội Việt Nam đã phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức chuyến khảo sát về tình hình thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Sơn La (từ ngày 15 đến 16-3-2019).
Trong chuyến công tác, ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam đã nhận thấy những khó khăn, tồn tại trong công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung, đã cam kết sẽ hỗ trợ cho địa phương phát triển nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Liên hợp quốc nhất trí sẽ phối hợp với Quốc hội Việt Nam để xây dựng Bộ Công cụ tự đánh giá dành cho các địa phương và chọn Sơn La là địa phương thí điểm thực hiện trước khi nhân rộng ra các địa phương khác nhằm tăng cường vai trò của các đại biểu dân cử trong việc giám sát và thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò quan trọng cũng như những đóng góp của Tổng Thư ký IPU đối với Liên minh nghị viện thế giới, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đổi mới hoạt động của Ban Thư ký IPU, hỗ trợ việc triển khai các chương trình, chiến lược của IPU, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác giữa IPU và Liên hợp quốc góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của các nghị viện, nghị sỹ đối với các vấn đề quốc tế, hướng tới đạt được các mục tiêu chung của IPU về hòa bình, dân chủ và thịnh vượng.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong thời gian tới, Quốc hội Việt Nam tiếp tục xác định việc tham dự các hoạt động của IPU là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương nhằm thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của Việt Nam, cũng như mối quan tâm chung đối với các vấn đề toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam cũng có điều kiện để tiếp cận với nhiều nội dung, kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn tốt của các nghị viện trên thế giới, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Trong tiến trình đó, Chủ tịch Quốc hội mong sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Ngài Tổng Thư ký IPU.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong cho rằng, Hội nghị Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào tháng 12-2018 hiệu quả.
Các đại biểu đã có những trao đổi thực chất về các vấn đề liên quan. IPU-132 năm 2015 đã ra Tuyên bố Hà Nội mang chủ đề "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động".
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để biến những cam kết trong Tuyên bố Hà Nội thành hiện thực. Các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện ở cấp độ quốc gia, địa phương.
Tổng Thư ký IPU bày tỏ vui mừng khi Việt Nam đã cho chuyển ngữ ra tiếng Việt, ra sổ tay Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững do IPU và UNDP ban hành, cho rằng đây là hành động thiết thực từ cấp độ nghị viện; đồng thời cho biết sẵn sàng ủng hộ Việt Nam từ IPU và mong Quốc hội Việt Nam ủng hộ IPU, cùng nêu những tấm gương tốt để các nghị viện khác noi theo.
Tại cuộc tiếp, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới đã trao đổi về vấn đề dinh dưỡng; khẳng định Liên minh Nghị viện Thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong cũng đã trao đổi về công tác tổ chức, điều hành của IPU-140.
Tổng Thư ký IPU đánh giá, bài phát biểu tại Phiên toàn thể của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bảo đảm về mặt thời gian, nhận được rất nhiều sự tôn trọng từ người nghe.
Tổng Thư ký IPU bày tỏ sự kỳ vọng vào việc tiếp tục thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó có cấp độ địa phương; đánh giá cao cam kết của Quốc hội Việt Nam trong việc luôn tham dự IPU ở cấp độ cao nhất, cho rằng Việt Nam đã nêu tấm gương sáng cho các nghị viện thành viên noi theo; đồng thời bày tỏ sự trông đợi Việt Nam sẽ góp phần làm cho ảnh hưởng của Nhóm nghị viện châu Á-Thái Bình Dương trở nên mạnh mẽ hơn, có sự phối hợp điều phối với nhau tốt hơn.
** Trưa cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới (IPU) Gabriela Cuevas Barron.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng cảm ơn Chủ tịch IPU đã dành thời gian tiếp, mặc dù đang rất bận rộn với công tác tổ chức IPU.
Chúc mừng IPU nhân dịp kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng, với vai trò của bà Gabriela Cuevas Barron, IPU sẽ hoạt động ngày càng năng động hơn, hiệu quả hơn và ngày càng nhận được sự ủng hộ nhiều hơn của các nghị viện thành viên.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, đoàn Việt Nam luôn là thành viên rất có trách nhiệm của IPU. Quốc hội Việt Nam luôn cử đoàn đại biểu cấp cao tham dự các kỳ đại hội đồng IPU và luôn tham gia tích cực vào các nội dung theo chương trình nghị sự của Đại hội đồng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lời cảm ơn tới các thành viên của IPU đã tín nhiệm bầu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu làm Phó Chủ tịch IPU.
Chủ tịch Quốc hội thông báo về thành công của Lễ Công bố Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững dành cho các nghị viện (Bộ công cụ) do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dịch Bộ công cụ sang ngôn ngữ bản địa và triển khai tới các bộ, ngành, địa phương.
Vừa qua, tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam đã chọn tỉnh Sơn La làm điểm xây dựng bộ công cụ tự đánh giá của địa phương cấp tỉnh. Nếu thành công tại Sơn La, Việt Nam sẽ triển khai tại tất cả các địa phương khác.
Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng sẽ ủng hộ dự án phát triển nông nghiệp bền vững để tạo sinh kế cho người dân Sơn La. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của một địa phương như thế nào.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng sẽ có cơ sở để đi giám sát việc thực thi mục tiêu phát triển bền vững dựa vào bộ công cụ tự đánh giá mà IPU và Liên hợp quốc đã phối hợp xây dựng.
Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron cảm ơn những lời phát biểu tốt đẹp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng ý rằng IPU cần hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn vì tổ chức này hiện đã có 179 thành viên và thế giới cũng đã thay đổi nhiều trong những năm qua.
Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động của IPU; bày tỏ vui mừng khi thấy Việt Nam đã đưa Bộ công cụ vào thực hiện trên thực tế không chỉ ở cấp quốc gia, mà còn ở cấp địa phương. Việt Nam đã nêu một tấm gương trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.
Bà Gabriela Cuevas Barron cũng chia sẻ về việc ứng phó với những thách thức trong việc chuyển những cam kết quốc tế thành hiện thực tại địa phương và cho rằng một cam kết ở cấp độ toàn cầu am hiểu nhu cầu thực tế của người dân địa phương chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy, bà Gabriela Cuevas Barron chúc mừng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và có những sáng kiến hiệu quả.
Bà Gabriela Cuevas Barron chia sẻ đang trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ trong đề xuất các dự án hợp tác và sáng kiến. Chủ tịch IPU mong muốn nhận được sự phối hợp của Quốc hội Việt Nam trong việc cùng đưa ra sáng kiến, đề xuất.
Nhân dịp này, bà Gabriela Cuevas Barron cảm ơn Quốc hội Việt Nam đã luôn ủng hộ bà từ khi được bầu làm Chủ tịch IPU.
** Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan Nurlan Nigmatulin.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ rất vui mừng gặp lại tại Doha, sau chuyến thăm chính thức Kazakhstan của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các cuộc tiếp xúc song phương tại IPU-137, Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3) tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin nêu rõ Việt Nam là đối tác quan trọng của Kazakhstan ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2019, kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Kazakhstan - Việt Nam, và trong suốt thời gian qua, hai nước đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin khẳng định Kazakhstan rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện với Quốc hội Việt Nam, đồng thời thông báo dự kiến sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào cuối năm nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Kazakhstan đã tổ chức thành công cuộc bầu cử; bày tỏ rất vui mừng khi các nhà lãnh đạo mới của Kazakhstan tiếp tục khẳng định quan điểm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Kazakhstan.
Chủ tịch Quốc hội nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Kazakhstan vào năm 2017 đã nhận được sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của các nhà lãnh đạo Kazakhstan.
Nhân dịp này, qua Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng gửi lời chào và lời chúc mừng đến Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo với Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam; nhấn mạnh, trong năm 2018, tất cả các chỉ tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đang đàm phán 4 FTA khác.
Chính trị xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế. Mới đây, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai, thể hiện vai trò tích cực trong việc làm cầu nối để tìm kiếm hòa bình; khẳng định vị thế và sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam - một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ Việt Nam và Quốc hội Việt Nam rất quan tâm tới nội dung ưu tiên hợp tác giữa hai nước.
Chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Kazakhstan đã đạt được trong năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng năm 2019, Kazakhstan sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa và sẽ tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 4.
Tại hội kiến, hai nhà lãnh đạo hài lòng nhận thấy quan hệ chính trị giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Quan hệ kinh tế-thương mại, đặc biệt là việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Hai nước chưa có đường hàng không trực tiếp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị hai bên cần thúc đẩy hợp tác hàng không; đồng thời, tiến hành đánh giá thực chất kết quả thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của hiệp định này, tận dụng tối đa các ưu đãi và cơ hội mà hiệp định này mang lại cho cả Việt Nam và Kazakhstan.
Dự kiến, cuối năm nay, Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan sẽ thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước có thể tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Kazakhstan, các cuộc triển lãm, hội chợ… để doanh nghiệp hai bên có thể tìm hiểu các cơ hội hợp tác với nhau nhiều hơn.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin ghi nhận đề xuất về hợp tác hàng không và cho biết, sẽ chuyển đến chính phủ để chú ý thúc đẩy hợp tác hàng không nhằm tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên; đề nghị Diễn đàn kinh tế nên được tổ chức ở cả Việt Nam và Kazakhstan.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin khẳng định Hạ viện Kazakhstan sẽ hỗ trợ chính phủ hai nước triển khai vấn đề này thông qua cơ chế hợp tác của Ủy ban liên nghị viện giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng trong chuyến thăm Việt Nam tới đây, hai nước sẽ ký bản ghi nhớ (MOU) hoặc một thỏa thuận hợp tác song phương để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nghị viện hai bên.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin cũng nêu rõ Kazakhstan sẽ xem xét tích cực đề xuất ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; cho rằng, hai nước cần ủng hộ nhau tham gia ứng cử vào các cơ quan của Liên hợp quốc.
Tại hội kiến, Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan trân trọng trao thư mời tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 4 do Kazakhstan đăng cai tổ chức.
** Trước đó, buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani.
Chủ tịch Quốc hội Iran bày tỏ vui mừng gặp lại Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nhắc lại chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Iran năm 2018, hai bên đã có những trao đổi về nhiều lĩnh vực và khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Iran; vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là sự hợp tác giữa kênh Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Chính phủ và nhân dân Iran giữ được ổn định chính trị-xã hội và có những chuyển biến tích cực về kinh tế. Hai nước đã đạt được những kết quả tốt đẹp tại Kỳ họp lần thứ chín Ủy ban Hỗn hợp giữa hai nước; trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, khai khoáng, dầu khí, viễn thông, ngân hàng.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn, hai bên tiếp tục phối hợp để tổ chức Kỳ họp thứ 10 Ủy ban Hỗn hợp giữa hai bên trong năm nay và đưa ra những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ thúc đẩy triển khai để sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch song phương lên 2 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, hai bên cần ưu tiên trao đổi các mặt hàng mỗi bên có thế mạnh; sớm giải quyết các vướng mắc trong vấn đề thanh toán để hỗ trợ trao đổi thương mại, khuyến khích và tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp hai nước trong khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư.
Đồng tình với những đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Iran cho rằng, hợp tác ngân hàng là chìa khóa của sự thành công. Hiện hai nước chưa có những đàm phán, thảo luận về lĩnh vực ngân hàng. Nên trong thời gian tới đây, hai bên cần thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực này.
Dự kiến, cuối năm nay, Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan sẽ thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước có thể tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Kazakhstan, các cuộc triển lãm, hội chợ… để doanh nghiệp hai bên có thể tìm hiểu các cơ hội hợp tác với nhau nhiều hơn.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin ghi nhận đề xuất về hợp tác hàng không và cho biết, sẽ chuyển đến chính phủ để chú ý thúc đẩy hợp tác hàng không nhằm tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên; đề nghị Diễn đàn kinh tế nên được tổ chức ở cả Việt Nam và Kazakhstan.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin khẳng định Hạ viện Kazakhstan sẽ hỗ trợ chính phủ hai nước triển khai vấn đề này thông qua cơ chế hợp tác của Ủy ban liên nghị viện giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng trong chuyến thăm Việt Nam tới đây, hai nước sẽ ký bản ghi nhớ (MOU) hoặc một thỏa thuận hợp tác song phương để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nghị viện hai bên.
Chủ tịch Hạ viện Nurlan Nigmatulin cũng nêu rõ Kazakhstan sẽ xem xét tích cực đề xuất ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; cho rằng, hai nước cần ủng hộ nhau tham gia ứng cử vào các cơ quan của Liên hợp quốc.
Tại hội kiến, Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan trân trọng trao thư mời tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 4 do Kazakhstan đăng cai tổ chức.
** Trước đó, buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani.
Chủ tịch Quốc hội Iran bày tỏ vui mừng gặp lại Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nhắc lại chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Iran năm 2018, hai bên đã có những trao đổi về nhiều lĩnh vực và khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Iran; vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là sự hợp tác giữa kênh Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Chính phủ và nhân dân Iran giữ được ổn định chính trị-xã hội và có những chuyển biến tích cực về kinh tế. Hai nước đã đạt được những kết quả tốt đẹp tại Kỳ họp lần thứ chín Ủy ban Hỗn hợp giữa hai nước; trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, khai khoáng, dầu khí, viễn thông, ngân hàng.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn, hai bên tiếp tục phối hợp để tổ chức Kỳ họp thứ 10 Ủy ban Hỗn hợp giữa hai bên trong năm nay và đưa ra những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ thúc đẩy triển khai để sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch song phương lên 2 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, hai bên cần ưu tiên trao đổi các mặt hàng mỗi bên có thế mạnh; sớm giải quyết các vướng mắc trong vấn đề thanh toán để hỗ trợ trao đổi thương mại, khuyến khích và tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp hai nước trong khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư.
Đồng tình với những đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Iran cho rằng, hợp tác ngân hàng là chìa khóa của sự thành công. Hiện hai nước chưa có những đàm phán, thảo luận về lĩnh vực ngân hàng. Nên trong thời gian tới đây, hai bên cần thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực này.
Về văn hóa-giáo dục, Việt Nam mong Iran hỗ trợ và cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam học tiếng Ba Tư và các chuyên ngành khác; tiếp tục chương trình trao đổi các giảng viên và sinh viên giữa các trường đại học; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch: tổ chức các sự kiện như triển lãm tranh ảnh, chiếu phim, biểu diễn ca nhạc, Ngày Văn hóa Iran tại Việt Nam, Ngày Văn hóa Việt Nam tại Iran.
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani cho biết sẽ giao cho trợ lý cao cấp để theo dõi thúc đẩy vấn đề cấp học bổng cho học sinh du học, trong một vài tháng tới sẽ có thông báo trả lời cho Việt Nam. Về tổ chức ngày văn hóa tại mỗi nước, ngay sau khi về nước, ông sẽ trao đổi với Bộ trưởng Văn hóa Iran để thực hiện.
Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Iran cũng đề nghị hai nước phối hợp, thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hoa quả, hàng nông thủy sản của Việt Nam và Iran; quan tâm đến việc hợp tác nông nghiệp xuyên biên giới. Iran đề nghị Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa cao sản, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, hải quan.../.
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani cho biết sẽ giao cho trợ lý cao cấp để theo dõi thúc đẩy vấn đề cấp học bổng cho học sinh du học, trong một vài tháng tới sẽ có thông báo trả lời cho Việt Nam. Về tổ chức ngày văn hóa tại mỗi nước, ngay sau khi về nước, ông sẽ trao đổi với Bộ trưởng Văn hóa Iran để thực hiện.
Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Iran cũng đề nghị hai nước phối hợp, thúc đẩy việc xuất nhập khẩu hoa quả, hàng nông thủy sản của Việt Nam và Iran; quan tâm đến việc hợp tác nông nghiệp xuyên biên giới. Iran đề nghị Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa cao sản, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, hải quan.../.
Tạo thuận lợi cho thanh niên phát triển năng lực  (08/04/2019)
Tiếp tục các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội bên lề IPU-140  (08/04/2019)
Định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt  (08/04/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 01 đến ngày 07-4-2019  (08/04/2019)
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng IPU-140  (07/04/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên