Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới
Sáng 19-3, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 106 điểm cầu trên toàn quốc, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về khu vực phòng thủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại Hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW (Nghị quyết 28) của Bộ Chính trị (khóa X).
Trong 10 năm qua, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị đồng bộ, chặt chẽ, sát với tình hình thực tiễn.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng khu vực phòng thủ. Từng cấp tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 28 gắn với các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ các cấp được thành lập và củng cố, kiện toàn đúng quy định, hoạt động ngày càng nền nếp, hiệu quả. Quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết, các cấp, các ngành luôn coi trọng chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình điểm; tổ chức thanh tra, kiểm tra, diễn tập, sơ kết, rút kinh nghiệm, giải quyết kịp thời các bất cập, vướng mắc nảy sinh trong hoạt động của khu vực phòng thủ; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân về khu vực phòng thủ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ từng bước được hoàn thiện, tập trung coi trọng xây dựng các tiềm lực như: Tiềm lực chính trị, tinh thần; tiềm lực kinh tế-xã hội; tiềm lực khoa học - công nghệ; tiềm lực quốc phòng, an ninh...
Trong thời gian Hội nghị, đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới công tác quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết 28; làm rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao, biểu dương Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cấp, các ngành, địa phương trong 10 năm qua đã quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X).
Theo đó, hệ thống cơ chế, chính sách đã từng bước được hoàn thiện. Cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nòng cốt là cơ quan quân sự, công an làm tham mưu và tổ chức thực hiện được vận hành thông suốt, hiệu quả.
Nhận thức, trách nhiệm của toàn dân được nâng lên, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, khả năng phòng thủ của đất nước được tăng cường; góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước; là kế sách bảo vệ Tổ quốc một cách chủ động, bằng sức mạnh tổng hợp, từ khi đất nước còn chưa gặp nguy nan, với tinh thần giữ nước từ sớm, từ xa.
Khẳng định ý nghĩa chiến lược quan trọng của Nghị quyết 28, Thủ tướng cho rằng, Hội nghị Tổng kết lần này góp phần thể hiện bước tiến lớn, quan trọng trong việc xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thế trận phòng thủ chiến lược của đất nước; tiếp tục hoàn thiện thể chế, đường lối của Đảng, quản lý Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ.
Trên tinh thần nhiệm vụ, giải pháp được trình bày tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu một số nội dung để các cấp, ngành tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, kịp thời rút kinh nghiệm những nội dung còn hạn chế; đồng thời, bổ sung một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 16 tập thể và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen cho 19 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2008 - 2018./.
Trách nhiệm của trí thức trước yêu cầu phát triển bền vững và hiện đại hóa đất nước  (19/03/2019)
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng  (19/03/2019)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-3-2019)  (19/03/2019)
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông kỷ niệm 10 năm thành lập công ty và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Nhà nước trao tặng  (19/03/2019)
Giáo dục vùng dân tộc thiểu số chuyển mình  (19/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển