Kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2007
1. Trong 7 tháng đầu năm 2007, bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều điểm sáng, một số lĩnh vực có bước tăng trưởng đầy ấn tượng so với cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu là khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 đạt 50,8 nghìn tỉ đồng, tăng 18,7% so với tháng 7 năm 2006. Tính chung cả 7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 325,9 nghìn tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2006 tăng 16.5%). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng cao nhất, đạt 20,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,9%; khu vực kinh tế nhà nước tăng 9,7% (trung ương tăng 12,3%, địa phương tăng 4,4%)
- Khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động với các hoạt động thương mại nội địa diễn ra trên hầu khắp các địa bàn trong cả nước và lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng là 2,46 triệu lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Du khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu tăng từ một số nước như: Nga tăng 65%, I-ta-li-a: 65%, Ma-lai-xi-a: 62%, Pháp: 43%; Niu-di-lân: 40%, Tây Ban Nha: 36%, Thái Lan: 35%, Ôt-xtrây-li-a: 34%, Hà Lan: 33%, Thụy Điển: 33%, Bỉ: 29%, Xin-ga-po: 29%, Hồng Kông: 28%, Anh: 27%, Đức: 27%, Ca-na-da: 26%, Thụy Sĩ: 25% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những tháng đầu năm nay, hoạt động truyền thông tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh. Trong những tháng còn lại của năm 2007 và sang năm 2008, thị trường truyền thông Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Các kênh truyền thông truyền thống và hiện đại sẽ cùng hỗ trợ nhau đẩy mạnh thị trường truyền thông Việt Nam phát triển. Việt Nam được xếp thứ 3 trong những nước có công nghệ online nhanh nhất khu vực vì vậy sự thay đổi này sẽ nhanh chóng diễn ra. (Martin Sorrell, Tổng giám đốc tập đoàn quảng cáo WPP (Anh) Nguồn: VnEconomy |
- Bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh. Mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong nước, quốc tế, mạng thông tin hàng hải, mạng truyền báo hoạt động ổn định và tiếp tục được nâng cao năng lực, mở rộng đến tận vùng sâu, vùng xa. Số điểm bưu chính trên toàn quốc hiện có 19 nghìn điểm phục vụ. Trong 7 tháng, số lượng thuê bao điện thoại là 10,84 triệu máy. Tổng số thuê bao Internet trong 7 tháng là 540 nghìn thuê bao, nâng tổng số thuê bao hiện có trên toàn mạng đạt 4,6 triệu thuê bao, đạt mật độ: 5 thuê bao/100 dân. Số người sử dụng dịch vụ Internet đến cuối tháng 7 ước đạt 16,51 triệu người, chiếm 19,4% dân số.
- Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt 4,25 tỉ USD, tăng 2% so với tháng 6 năm 2007, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 1,73 tỉ USD. Tính chung kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt 26,79 tỉ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2006; trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 10,6 tỉ USD, tăng 33%. Trong tháng 7, xuất khẩu vào: thị trường Mỹ tăng 23% so với cùng kỳ năm 2006 (hiện nay, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu); thị trường EU tăng 28%, chiếm tỷ trọng 19,2%.
- Nhiều khoản thu ngân sách nhà nước đạt khá so với dự toán. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, thu ngân sách đạt 55% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kì năm trước, trong đó thu nội địa bằng 58% dự toán, tăng 26,1% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, nhiều khoản thu quan trọng đạt khá so với dự toán, như: thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc gia bằng 62% dự toán, tăng 37,1% so với cùng kỳ, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 70,2% dự toán, tăng 29,9%, các khoản thu về nhà đất và đất bằng 66,1% dự tóan, tăng 41% so với cùng kỳ, thu phí và lệ phí đạt 66,2% dự toán.
Chi ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 53,8% dự toán, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, chi đầu tư phát triển bằng 49% dự toán; chi trả nợ và viện trợ bằng 58,8% dự toán; chi sự nghiệp kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh, quản lý nhà nước bằng 57,2% dự toán.
- Hoạt động đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng lớn. Trong tháng 7 đầu năm 2007 có 142 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.023 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm: cả nước có 717 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 6.371 triệu USD, tăng 12% về số dự án và tăng 54,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2006; có 196 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn tăng thêm đạt 1.102 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và tăng thêm trong 7 tháng năm 2007 đạt 7.473 triệu USD, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó có 253 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 2.022 triệu USD, chiếm trên 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 2.680 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2006 (mức tăng cao so với các năm gần đây).
Từ đầu năm đến nay, giá trị các hiệp định ODA được ký kết đạt khoảng 1.905 triệu USD, trong đó vốn vay đạt 1.811 triệu USD và viện trợ không hoàn lại đạt 94 triệu USD. Mức giải ngân nguồn vốn ODA trong 7 tháng năm 2007 ước đạt 1.182 triệu USD, bằng 62% kế hoạch giải ngân năm 2007, trong đó vốn vay đạt khoảng 1.012 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 170 triệu USD.
- Trong lĩnh vực xã hội có chuyển biến tích cực. Các hoạt động của các ngành Giáo dục đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể dục thể thao tiến triển tốt; các biện pháp bảo đảm sức khỏe nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống... đựoc tổ chức. Trong tháng 7, ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng với hơn 1 triệu thí sinh dự thi. Kỷ luật phòng thi được nâng cao, số thí sinh vi phạm quy chế thi bị kỷ luật giảm nhiều so với kỳ thi năm trước.
2. Bên cạnh những yếu tố tích cực nêu trên, nền kinh tế cũng đang đứng trước một số khó khăn (đặc biệt là tốc độ tăng giá và tình trạng nhập siêu) cần có những giải pháp đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.
- Nhập siêu tăng cao. Kim ngạch nhập khẩu tháng 7 năm 2007 ước đạt 5,05 tỉ USD, tăng 1,9% so với năm 2006. Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch nhập khẩu đạt 32,2 tỉ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 11,42 tỉ USD, tăng 26,9%. Đa số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2006, trong đó, sắt thép tăng: 52,4%; máy móc thiết bị: 42,4%; vải: 32%... Nhập siêu 7 tháng đầu năm 2007 ước đạt 5,45 tỉ USD, bằng 20,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mức nhập khẩu của 7 tháng năm 2007 tăng cao so với cùng kỳ năm 2006 chủ yếu do tăng nhập khẩu hàng máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất
Về thị trường nhập khẩu, năm đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam là Trung Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trị giá hàng hóa nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm hơn 50% tổng kinh ngạch nhập khẩu của cả nước.
- Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng: tháng 7 năm 2007 tăng 0,94% so với tháng 6, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, tới 1,59%. So với tháng 12 năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 6,19%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2006 (cùng kỳ năm 2006 tăng 4,4%); trong đó giá tăng cao nhất ở hai nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng: 9,03%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống: 8,5%. Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2007 tăng cao, trong khi đó thị trường trong nước các tháng cuối năm còn tiềm ẩn những yếu tố gây biến động giá, nhất là giá xăng dầu và những vật tư phục vụ sản xuất và giá lương thực thực phẩm, làm cho việc kiềm chế tốc độ tăng giá thêm khó khăn.
- Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trong nông nghiệp như: dịch cúm gia cầm vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại; một số loại dịch mới phát triển như dịch tai xanh ở heo còn tiếp tục lây lan; dịch rày nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá vẫn phát triển ở các tỉnh phía Nam làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
- Tình hình tai nạn giao thông chưa được đẩy lùi. Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương vẫn tăng cao.
Quốc hội khoá XII: Sự khởi đầu tốt đẹp  (07/08/2007)
Luật Cư trú có hâm nóng thị trường bất động sản Việt Nam?  (07/08/2007)
Phụng Hiệp đổi mới và phát triển  (07/08/2007)
Từ trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ  (07/08/2007)
Những trọng tâm công tác của Chính phủ đến hết năm 2007  (06/08/2007)
Tạp chí Cộng sản kỷ niệm 77 năm ngày ra số đầu (5-8-1930 - 5-8-2007)  (04/08/2007)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm