Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Lào và Thủ tướng Thái Lan
Chiều 7-5, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 tại thủ đô Gia-các-ta (Jakarta) của In-đô-nê-xi-a (Indonesia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Lào và Thủ tướng Thái Lan để thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông (Thoongsing Thammavong), lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt – Lào trong thời gian qua đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên đánh giá kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào lần thứ 33 diễn ra đầu tháng 4-2011 có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai tốt các thỏa thuận đã ký, nhất là Chiến lược hợp tác 2011 – 2020, Hiệp định Hợp tác giai đoạn 2011 – 2015, Hiệp định Hợp tác năm 2011.
Sau khi nghe Thủ tướng Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông thông báo về việc Lào quyết định tạm dừng dự án thủy điện Xay-nha-bu-ly, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn thông báo hết sức quan trọng và đầy nghĩa tình của Đảng và Chính phủ Lào anh em; cho rằng điều này thể hiện sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ Lào đối với đề nghị của Việt Nam. Với tình cảm đặc biệt và vì sự phát triển chung của hai nước, hai vị lãnh đạo nhất trí chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai bên phối hợp nghiên cứu chung, thúc đẩy nghiên cứu trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công và có thể cùng mời các nhà khoa học quốc tế có uy tín, kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu để có đủ các cơ sở khoa học vững chắc làm căn cứ cho các quyết định tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam mong muốn cùng Lào phối hợp với các nước ven sông Mê Công, kể cả các nước thượng nguồn là Trung Quốc và Mi-an-ma trong việc khai thác sử dụng bền vững con sông này vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực.
Trong bối cảnh Việt Nam và Thái Lan đang kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (6-8-1976 – 6-8-2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Abi-xít Vây-gia-gi-va (Abhisit Vejjajiva) bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua. Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương sẵn có, trong đó có họp nội các chung giữa hai nước để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư.
Hai thủ tướng cũng trao đổi về hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ sự phát triển và tôn trọng quyền khai thác tiềm năng sông Mê Công của các nước ven sông nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân, nhưng sự phát triển đó cần hài hòa, không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các nước ven sông, nhất là những nước hạ nguồn. Hai Thủ tướng nhất trí cho rằng các nước thành viên Ủy hội sông Mê Công cần phối hợp nghiên cứu khoa học toàn diện để xác định đầy đủ tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính con sông này và đạt được sự đồng thuận trước khi đưa ra quyết định về việc xây dựng các công trình.
Ứng cử viên tiếp xúc cử tri tại các địa phương  (07/05/2011)
Khai mạc trọng thể Hội nghị cấp cao ASEAN 18  (07/05/2011)
Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố sẽ ra sao trong thời kỳ “hậu Ô-xa-ma Bin La-đen”  (07/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay