Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Giao thông vận tải phải luôn là ngành “đi trước mở đường”
Ngày 11-01, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Phó Thủ tướng, năm 2019 là năm thứ 4 thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và là năm thứ 9 thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. Bối cảnh trong nước, quốc tế bên cạnh những mặt thuận lợi, còn rất nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp, khó lường.
Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải hết sức nặng nề để tiếp tục đột phá về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành Giao thông vận tải để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của ngành, để giao thông vận tải luôn là ngành “đi trước mở đường”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Ngành Giao thông vận tải phải tập trung tham mưu cho Chính phủ các giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ; tập trung tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng; đồng thời tái cấu trúc các lĩnh vực dịch vụ vận tải để giảm chi phí logistics,... góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
* Đầu tư nhanh, bảo đảm chất lượng
Một yêu cầu với Bộ Giao thông vận tải được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt lưu ý là phải đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, đầu tư xây dựng các dự án giao thông lớn gắn với nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ.
Trong đó, có các tuyến cao tốc Bắc Nam, cao tốc Trung Lương - Cần Thơ; Cảng hàng không Long Thành, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài; nâng cấp cải tạo đường sắt; đầu tư phát triển các cảng biển như: Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải…
Để tăng tính kết nối, đồng bộ, bảo đảm hiệu quả đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải sớm nghiên cứu các tuyến giao thông kết nối với các tuyến cao tốc như kết nối giữa các tỉnh Tây Bắc với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Tuyến cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu; Lạng Sơn - Cao Bằng; Đồng Đăng - Trà Lĩnh…); các tuyến kết nối với cao tốc Bắc Nam.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành các công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đường thủy nội địa, đặc biệt là dự án xử lý các nút thắt của giao thông thủy nội địa như Kênh Chợ Gạo, Cầu Đuống; các dự án giao thông quan trọng khác như Quốc lộ 60, cầu Đại Ngãi, cầu Rạch Miễu 2; Hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…
Đối với giao thông nông thôn, Phó Thủ tướng yêu cầu phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn. Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế phù hợp để huy động nguồn lực. Đồng thời, cần có giải pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra với hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn.
Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Công Thương, ngành Than sớm nghiên cứu đầu tư các cảng chuyên dùng xuất nhập khẩu than, bởi đây là vấn đề gắn liền với bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
* Chú trọng rà soát các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Trong đó, cần quyết liệt chỉ đạo triển khai xây dựng 5 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm quy hoạch đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển, đường thủy nội địa.
“Các quy hoạch phải bảo đảm kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các khu kinh tế, khu công nghiệp với các cảng biển; kết nối giữa quy hoạch phát triển các mạng giao thông vùng và kết nối đồng bộ với mạng lưới quốc gia”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Trên cơ sở quy hoạch, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó chú ý xây dựng lộ trình thực hiện dự án đầu tư gắn với kế hoạch hóa nguồn vốn đầu tư và xác định cơ cấu nguồn vốn, xác định các dự án ưu tiên đầu tư làm cơ sở để thực hiện đầu tư xây dựng.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Giao thông vận tải cần đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chuyên ngành. “Phải xác định đây là nhân tố hàng đầu quyết định tạo môi trường để phát triển, cũng là nhân tố quyết định tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; là nhân tố quyết định việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước chuyên ngành hiệu quả hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
* Nỗ lực hơn nữa để kéo giảm tai nạn giao thông
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá những nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông thời gian qua tuy đã có hiệu quả, nhưng chưa đạt mục tiêu, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, các sự cố mất an toàn hàng không tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Từ đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cần khẩn trương rà soát lại các quy định, phương pháp tổ chức, phân luồng giao thông; phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương để triển khai các biện pháp tổng thể nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Bộ Giao thông Vận tải cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an và các địa phương tăng cường các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa, bảo đảm kéo giảm tai nạn giao thông cả năm 2019 và những năm tiếp theo, trước mắt là thời kỳ cao điểm dịp nghỉ Tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2019.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải đổi mới công tác quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành để kịp thời điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp.
Đồng thời, lực lượng chức năng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện siết chặt quản lý vận tải và duy trì thực hiện kiểm soát tải trọng xe; công tác tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe.
Đối với các dự án BOT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải kịp thời xử lý có hiệu quả các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thu phí hoàn vốn các dự án, không để phát sinh các điểm nóng, gây mất trật tự an toàn xã hội; Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, hoàn thành thắng lợi Kế hoạch năm 2019, Phó Thủ tướng đề nghị trước hết ngành Giao thông vận tải cần nâng cao năng lực của ngành thông qua rà soát tái cấu trúc ngành giao thông về chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực…; tái cấu trúc các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp./.
Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Venezuela: Nhiều khó khăn, thách thức  (11/01/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn Samsung  (11/01/2019)
Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019: Cơ hội nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam  (11/01/2019)
Cà Mau nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội  (11/01/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay