Cần sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
TCCSĐT - Trong bối cảnh nguồn ngân sách có hạn, mô hình hợp tác theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong cung ứng dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội được xem là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các dự án PPP ở Hà Nội còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về vấn đề pháp lý. Do vậy, việc sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một yêu cầu cấp thiết.
PPP là sự hợp tác giữa chính quyền và các đối tác tư nhân để thiết kế, tài trợ xây dựng, quản lý, khai thác hoặc bảo tồn một dự án công ích. PPP đòi hỏi sự chia sẻ trách nhiệm, sở hữu và lợi ích giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, với nhiều cách thức hợp tác trong nhiều lĩnh vực liên quan như: giao thông, cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, năng lượng… Mô hình hợp tác công tư bao gồm nhiều hình thức khác nhau, như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), BT (xây dựng - chuyển giao)…, trong đó đa số các dự án PPP ở Hà Nội theo hình thức BT, chủ yếu thuộc lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, giải quyết ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đến năm 2017, Hà Nội có 115 dự án theo mô hình PPP. Trong số đó, 35 dự án thuộc nhóm ưu tiên triển khai, 19 dự án giải quyết ùn tắc giao thông và môi trường. Đây là những dự án đã được áp dụng cơ chế đặc thù của Thủ tướng Chính phủ về phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26, Luật Đấu thầu. Theo đó, với từng dự án cụ thể, thành phố chủ động quyết định ủy quyền theo thẩm quyền. Trường hợp khó khăn, vướng mắc, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Việc Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội áp dụng cơ chế đặc thù đã rút ngắn được thời gian lựa chọn nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ gọi vốn triển khai các dự án giao thông đô thị, chống ùn tắc giao thông hoặc ô nhiễm môi trường; đồng thời tăng tính tự chủ, nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội gửi Chính phủ tháng 10 - 2018 cho biết, hiện có 20 dự án PPP thuộc thẩm quyền của thành phố đã ký hợp đồng và triển khai thi công, với tổng mức đầu tư là 42.417 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 9 dự án đang triển khai thi công, 3 dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đang đàm phán ký kết hợp đồng. Các dự án theo mô hình PPP trong thời gian qua đã kết hợp được những điểm mạnh của cả hai khu vực nhà nước và tư nhân, đem lại rất nhiều lợi ích cho thành phố Hà Nội trong việc tạo các khoản đầu tư, đặc biệt trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao khả năng quản lý công kinh tế và tăng uy tín cho thành phố, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công, tiết kiệm chi phí, tạo ra sự ổn định và tăng trưởng cho khu vực tư nhân. Thông qua các dựa án PPP, nhiều vấn đề bức xúc dân sinh, bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội đã được giải quyết, đặc biệt là đã góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, tăng cường kết cấu hạ tầng.
Báo cáo trên cho biết, trong quá trình triển khai nhiều dự án PPP, Hà Nội gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt xuất phát từ sự chưa đồng bộ về chính sách liên quan đến PPP. Mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án cấp bách, bức xúc dân sinh, nhưng chỉ có thể giải quyết được những vấn đề trong ngắn hạn, trước mắt, còn về lâu dài, để giải quyết triệt để mọi khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cần sớm ban hành luật riêng về PPP.
Thực tế là các quy định về PPP chưa thống nhất. Tất cả các dự án đều phải tuân theo pháp luật hiện hành, trong khi đó những quy định của pháp luật hiện nay chủ yếu nhắm đến các dự án không thuộc mô hình PPP, nhưng các dự án PPP lại phải tuân thủ theo. Trong những năm qua, hình thức hợp tác này liên tục được Chính phủ ban hành, bổ sung, sửa đổi thông qua các Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP và gần đây là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, nhưng đánh giá một cách khách quan, việc sửa đổi chỉ là giải pháp tình thế, nhằm tháo gỡ kịp thời một số vướng mắc chủ yếu để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, mà không thể xử lý triệt để được tất cả các vấn đề do vướng mắc các luật. Chẳng hạn, ở một số quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư công như một dự án đầu tư công thuần túy; quy định về một dòng ngân sách riêng để đàm phán phần vốn góp của Nhà nước tham gia thực hiện dự án lại vướng Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công; quy định về các cơ chế bảo lãnh của Chính phủ về doanh thu tối thiểu, chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro chính sách hiện vướng Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước và một số nội dung khác còn nhiều ý kiến khác nhau, như quy định về chế tài xử lý vi phạm, quyết toán công trình, quyết toán hợp đồng dự án PPP, quy định về lãi vay chưa rõ ràng trong trường hợp nhà đầu tư hoàn thành dự án BT nhưng chậm giao quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư do nguyên nhân khách quan; quy định liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường…
Một vướng mắc khác trong triển khai các dự án theo hình thức BT là vướng mắc về cách tính lãi suất đối với vốn vay thực hiện dự án. Nhiều dựa án BT đã hoàn thành và quyết toán nhưng chưa bố trí, sắp xếp được quỹ đất. Theo quy định hiện hành, thì lãi vay trong thời gian xây dựng mới được tính trong tổng vốn đầu tư dự án. Như vậy, nhà đầu tư không được tiếp tục tính lãi vay trên giá trị vốn đầu tư công trình chưa được đối ứng trong thời gian chưa nhận được quỹ đất đối ứng. Quy định này khiến các nhà đầu tư phải chịu thiệt hại lớn.
Từ những khó khăn, vướng mắc trong quá tình tổ chức triển khai các dự án PPP trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặt ra yêu cầu cần sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức PPP, trong đó quy định rõ trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, các quy định chuyên ngành trong quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP nói chung, theo hợp đồng BT nói riêng; hoàn thiện các quy định về tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức PPP; tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin dự án, thực hiện đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các dự án theo hình thức BT./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai trương 3 công trình hạ tầng lớn tại Quảng Ninh  (30/12/2018)
Châu Âu bước vào năm 2019 với nhiều khó khăn  (30/12/2018)
Phát triển tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ công bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững trên địa bàn Hà Nội  (30/12/2018)
Phát triển tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ công bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững trên địa bàn Hà Nội  (30/12/2018)
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay  (30/12/2018)
Hội thảo khoa học về 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot  (30/12/2018)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay