Thúc đẩy chuyển giao công nghệ nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên
21:41, ngày 07-01-2019
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’’.
Mục tiêu của Đề án nhằm định hướng chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các công nghệ nguồn, công nghệ cao, công nghệ nền tảng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó một số ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tăng cường bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Đề án phấn đấu hoàn thiện cơ chế chính sách, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; tập trung phát triển một số ngành ưu tiên: thông tin và truyền thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, tài nguyên và môi trường. Trong đó chú trọng một số lĩnh vực: công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Đồng thời, nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Giải pháp đặt ra trong thời gian tới là xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xác định định hướng ưu tiên chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực theo từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu đổi mới, trình độ sản xuất và năng lực làm chủ, tự thiết kế, sáng tạo công nghệ trong nước; triển khai hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Trong đó, Đề án sẽ thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, phát triển thị trường, tạo lập thị trường ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, đặc biệt là các chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước tạo ra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật so với nước ngoài trong các dự án đầu tư; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia...
Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê chuẩn kết quả bầu bổ sung, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cụ thể, tại Quyết định 1875/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Đinh Quang Tuyên, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn.
Đồng thời, tại Quyết định 1874/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nông Văn Chí, để nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Quyết định 1877/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Đồng thời, tại Quyết định 1857/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Văn Thành, để nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Quyết định 1878/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Đình Chuyến, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng.
Tại Quyết định 1876/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lê Thanh Sơn, để nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tại Quyết định 1892/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lý Vinh Quang, để nghỉ hưu theo chế độ.
Quy định khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về hoạt động viễn thám. Trong đó, Nghị định quy định rõ việc cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám.
Nghị định quy định thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám là tài sản công được cung cấp, khai thác, sử dụng dưới dạng bản sao hoặc dưới dạng xuất bản phần mềm điện tử. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám có trách nhiệm về nguồn gốc của bản sao.
Thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám được ưu tiên cung cấp theo yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tìm kiếm cứu nạn.
Việc cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc, tính chính xác, đầy đủ của thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám do mình cung cấp.
Nghị định nêu rõ việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám thực hiện theo 3 hình thức: 1 - Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám qua Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử hoặc kết nối, truy nhập, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu viễn thám của cơ quan quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám; 2- Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám thông qua phiếu yêu cầu; 3- Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám bằng hình thức hợp đồng giữa đơn vị quản lý thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám và bên khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám theo quy định của pháp luật.
Về hình thức khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám qua Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử, Nghị định quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám trên Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám từ cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám.
Tổ chức, cá nhân được cấp quyền truy cập có trách nhiệm truy cập đúng địa chỉ, mã khóa; không được làm lộ địa chỉ, mã khóa truy cập đã được cấp.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám. Theo đó, tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng không được chuyển thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám cho bên thứ ba sử dụng trừ trường hợp được thỏa thuận trong hợp đồng với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu hoặc cấp có thẩm quyền cho phép; tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám về những sai sót của thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám đã cung cấp; được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật khi bị vi phạm quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám của mình.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám thuộc sở hữu Nhà nước phải trả phí theo quy định pháp luật về phí, lệ phí./.
Đề án phấn đấu hoàn thiện cơ chế chính sách, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; tập trung phát triển một số ngành ưu tiên: thông tin và truyền thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, tài nguyên và môi trường. Trong đó chú trọng một số lĩnh vực: công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Đồng thời, nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Giải pháp đặt ra trong thời gian tới là xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xác định định hướng ưu tiên chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực theo từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu đổi mới, trình độ sản xuất và năng lực làm chủ, tự thiết kế, sáng tạo công nghệ trong nước; triển khai hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Trong đó, Đề án sẽ thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, phát triển thị trường, tạo lập thị trường ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, đặc biệt là các chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước tạo ra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật so với nước ngoài trong các dự án đầu tư; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia...
Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê chuẩn kết quả bầu bổ sung, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cụ thể, tại Quyết định 1875/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Đinh Quang Tuyên, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn.
Đồng thời, tại Quyết định 1874/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nông Văn Chí, để nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Quyết định 1877/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Đồng thời, tại Quyết định 1857/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Văn Thành, để nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Quyết định 1878/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Đình Chuyến, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng.
Tại Quyết định 1876/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lê Thanh Sơn, để nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Tại Quyết định 1892/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lý Vinh Quang, để nghỉ hưu theo chế độ.
Quy định khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về hoạt động viễn thám. Trong đó, Nghị định quy định rõ việc cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám.
Nghị định quy định thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám là tài sản công được cung cấp, khai thác, sử dụng dưới dạng bản sao hoặc dưới dạng xuất bản phần mềm điện tử. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám có trách nhiệm về nguồn gốc của bản sao.
Thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám được ưu tiên cung cấp theo yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tìm kiếm cứu nạn.
Việc cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc, tính chính xác, đầy đủ của thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám do mình cung cấp.
Nghị định nêu rõ việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám thực hiện theo 3 hình thức: 1 - Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám qua Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử hoặc kết nối, truy nhập, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu viễn thám của cơ quan quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám; 2- Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám thông qua phiếu yêu cầu; 3- Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám bằng hình thức hợp đồng giữa đơn vị quản lý thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám và bên khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám theo quy định của pháp luật.
Về hình thức khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám qua Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử, Nghị định quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám trên Trang thông tin hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám từ cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám.
Tổ chức, cá nhân được cấp quyền truy cập có trách nhiệm truy cập đúng địa chỉ, mã khóa; không được làm lộ địa chỉ, mã khóa truy cập đã được cấp.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám. Theo đó, tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng không được chuyển thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám cho bên thứ ba sử dụng trừ trường hợp được thỏa thuận trong hợp đồng với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu hoặc cấp có thẩm quyền cho phép; tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám về những sai sót của thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám đã cung cấp; được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật khi bị vi phạm quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám của mình.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám thuộc sở hữu Nhà nước phải trả phí theo quy định pháp luật về phí, lệ phí./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 31-12-2018 đến ngày 06-01-2019  (07/01/2019)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu  (07/01/2019)
Ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự năm 2019  (07/01/2019)
Campuchia cảm ơn Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng Pol Pot  (07/01/2019)
Ủy ban Kiểm tra 12 tỉnh, thành kỷ luật hơn 5.470 đảng viên năm 2018  (07/01/2019)
Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị Tết tại ‘tỉnh đầu tiên’  (06/01/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên