Sự kiện nổi bật trong hoạt động của Quốc hội trong năm 2018
Sáng 23-10-2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, với sự tín nhiệm rất cao, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước, được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm.
Như vậy, lần đầu tiên sau 32 năm, Việt Nam có người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước. Tính từ năm 1945, đã có ba người giữ chức vụ cao nhất trong Đảng từng đảm nhận chức danh đứng đầu Nhà nước, trước đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh.
Trong năm, Quốc hội đã thông qua 16 dự án luật với tỷ lệ tán thành cao. Đây là những dự án luật rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo chính sách mang tính đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngày 12-11-2018, tại Kỳ họp thứ 6, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 72/2018/QH14 về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Từ ngày 18 đến ngày 21-01-2018, tại Hà Nội, Quốc hội Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị APPF-26 với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo, tăng trưởng bền vững.” Đây là lần thứ hai, Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên của APPF, qua đó thể hiện vai trò và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong Diễn đàn Nghị viện lớn nhất khu vực.
Tại hội nghị, có 13 dự thảo Nghị quyết và Tuyên bố Hà Nội được thảo luận, thông qua với sự tham gia của 22 đoàn Nghị viện, 356 khách quốc tế. Kết quả này thể hiện sự thành công của Hội nghị và uy tín của Quốc hội nước ta trong vai trò chủ nhà, được các nghị viện thành viên đánh giá cao.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Công tác này được triển khai nghiêm túc, thận trọng, chu đáo và trách nhiệm, theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, khách quan. Việc lấy phiếu tín nhiệm là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng của Quốc hội trong năm 2018, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Chất vấn và trả lời chất vấn theo phương thức "Hỏi nhanh-Đáp gọn” là một trong những cải tiến, đổi mới quan trọng trong hoạt động giám sát của Quốc hội trong năm 2018. Theo đó, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là không quá 1 phút, sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người trả lời chất vấn sẽ trả lời với thời gian dành cho mỗi lần trả lời là không quá 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.
Quốc hội đã tiến hành giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4 thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn về nội dung này không ấn định trước số người trả lời chất vấn cũng như không xác định nhóm vấn đề chất vấn; bất cứ Bộ trưởng, Trưởng ngành nào cũng trả lời chất vấn khi được đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.
Tại phiên chất vấn đã có 19 Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng 2 Phó Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn, nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi, được cử tri và nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.
Ngày 04-10-2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 01-01-2019 đến hết ngày 31-12-2019. Tính đến cuối năm 2018, đã có 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc thí điểm hợp nhất. Việc thực hiện thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ, giảm đầu mối, giảm biên chế của khối văn phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thiết lập bộ máy giúp việc chung cho Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong giai đoạn hiện nay và các năm sau./.
Thủ tướng Anh có thể hoãn trình Hạ viện bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit  (06/01/2019)
Các cuộc đàm phán hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên liệu có thể bứt phá trong năm 2019?  (06/01/2019)
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm, tặng quà công nhân lao động tại Bắc Giang  (06/01/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên