Thủ tướng đề xuất ASEM cần khẳng định vai trò tiên phong
23:40, ngày 19-10-2018
TCCSĐT - Chiều 19-10 (giờ Brussels), tức tối cùng ngày (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên toàn thể thứ hai của Hội nghị Cấp cao Á Âu lần thứ 12 (ASEM 12).
Trong ngày 19-10, Hội nghị Cấp cao ASEM 12 có ba phiên họp quan trọng nhằm tập trung trao đổi các vấn đề kinh tế, tài chính, các thách thức toàn cầu và các vấn đề quốc tế và khu vực đang nổi lên hiện nay.
Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể thứ hai của hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ASEM cần đi đầu trong thúc đẩy hợp tác đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Thủ tướng đề xuất ASEM cần khẳng định vai trò tiên phong trong đẩy mạnh hợp tác đa phương, đóng góp xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng và dân chủ hơn.
Theo đó, châu Á và châu Âu cần hợp tác chặt chẽ góp phần giải quyết kịp thời các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, duy trì hòa bình, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung. ASEM cũng cần thúc đẩy quản trị kinh tế-tài chính toàn cầu cân bằng hơn, hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, nâng cao vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong tình hình mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề xuất ASEM cần đi đầu hiện thực hóa các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, tăng cường Danube và khu vực Mekong. Tiếp tục thúc đẩy thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Các thành viên phát triển trong ASEM hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư năng lượng sạch, chuyển sang nền kinh tế xanh. Nỗ lực giảm chất thải nhựa ra đại dương - loại chất thải đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển và sức khỏe đại dương.
Thủ tướng đề xuất ASEM thúc đẩy tăng trưởng bao trùm về kinh tế - xã hội, chú trọng giảm nghèo bền vững, giáo dục chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, đào tạo lại và đào tạo nâng cao.
Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực trong ASEM; kết nối các mạng lưới doanh nhân nữ giữa hai châu lục, thúc đẩy giao lưu nhân dân trong Quỹ Á-Âu. Việt Nam sẽ tăng đóng góp tài chính cho Quỹ Á - Âu từ năm 2019.
Cùng với đó, ASEM cần chia sẻ kinh nghiệm về khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ các nhóm người dân dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, trong tiếp cận công nghệ số, thích nghi với thay đổi và ứng phó với rủi ro; Tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ cần trở thành nội hàm của chiến lược phát triển quốc gia, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam đang nỗ lực đến cuối năm 2018 sẽ phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Thủ tướng bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của các thành viên ASEM cho việc Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Khẳng định sự coi trọng của Việt Nam trong hợp tác ASEM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất tổ chức “Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội ở châu Á và châu Âu” và “Hội thảo ASEM về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” trong năm 2019.
Với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu,” Hội nghị ASEM 12 - hội nghị cấp cao đầu tiên trong thập niên phát triển thứ ba của diễn đàn - có ý nghĩa quan trọng nhằm đề ra định hướng, tầm nhìn hợp tác ASEM trong thập kỷ mới trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Trước đó, ngày 18-10, tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Á Âu 12 (ASEM 12), các quốc gia châu Âu đã thể hiện mong muốn nhận được sự ủng hộ từ châu Á nhằm bảo vệ hệ thống tự do thương mại và đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, để kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ do Mỹ khởi xướng.
Trong bối cảnh các biện pháp thuế quan do Washington áp đặt gây không ít trở ngại cho hệ thống kết nối thương mại toàn cầu, các lãnh đạo ASEM sẽ dành 2 ngày làm việc để thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường ủng hộ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phát biểu khai mạc ASEM 12 tổ chức tại Brussels, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã nhắn nhủ tới những người mà ông gọi là "nôn nóng muốn thay đổi mọi thứ nhanh chóng mà không cần dựa trên các qui định" rằng một thế giới không có luật định sẽ là một thế giới hỗn loạn.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini khẳng định chương trình nghị sự thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa đa phương, hành động chống biến đổi khí hậu, thương mại tự do và công bằng, không phổ biến vũ khí hạt nhân và các thỏa thuận quốc tế ủng hộ cấu trúc toàn cầu không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các lãnh đạo sẽ dành thời gian thảo luận về các chủ đề như thương mại và đầu tư, kết nối, vấn đề chống khủng bố và hạt nhân và vấn đề môi trường, khí hậu. Các buổi lễ ký kết thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Singapore, EU và Việt Nam sẽ diễn ra bên lề hội nghị. Vấn đề căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự trong đó các quan chức cấp cao của EU sẽ tổ chức các cuộc đối thoại với Tổng thống Hàn Quốc về vấn đề này.
Bên cạnh đó, các quốc gia châu Âu cũng sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của châu Á để duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn đang đứng trước bờ vực sụp đổ sau khi Mỹ rút khỏi. Các lãnh đạo cũng sẽ thảo luận "chiến lược kết nối châu Á" do EU đề xuất trong đó có các biện pháp cải thiện giao thông, kết nối kỹ thuật số và năng lượng giữa hai châu lục song song với cải thiện các tiêu chuẩn môi trường và lao động./.
Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể thứ hai của hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ASEM cần đi đầu trong thúc đẩy hợp tác đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Thủ tướng đề xuất ASEM cần khẳng định vai trò tiên phong trong đẩy mạnh hợp tác đa phương, đóng góp xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng và dân chủ hơn.
Theo đó, châu Á và châu Âu cần hợp tác chặt chẽ góp phần giải quyết kịp thời các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, duy trì hòa bình, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung. ASEM cũng cần thúc đẩy quản trị kinh tế-tài chính toàn cầu cân bằng hơn, hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, nâng cao vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong tình hình mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề xuất ASEM cần đi đầu hiện thực hóa các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, tăng cường Danube và khu vực Mekong. Tiếp tục thúc đẩy thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Các thành viên phát triển trong ASEM hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư năng lượng sạch, chuyển sang nền kinh tế xanh. Nỗ lực giảm chất thải nhựa ra đại dương - loại chất thải đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển và sức khỏe đại dương.
Thủ tướng đề xuất ASEM thúc đẩy tăng trưởng bao trùm về kinh tế - xã hội, chú trọng giảm nghèo bền vững, giáo dục chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, đào tạo lại và đào tạo nâng cao.
Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực trong ASEM; kết nối các mạng lưới doanh nhân nữ giữa hai châu lục, thúc đẩy giao lưu nhân dân trong Quỹ Á-Âu. Việt Nam sẽ tăng đóng góp tài chính cho Quỹ Á - Âu từ năm 2019.
Cùng với đó, ASEM cần chia sẻ kinh nghiệm về khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ các nhóm người dân dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, trong tiếp cận công nghệ số, thích nghi với thay đổi và ứng phó với rủi ro; Tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ cần trở thành nội hàm của chiến lược phát triển quốc gia, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam đang nỗ lực đến cuối năm 2018 sẽ phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Thủ tướng bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của các thành viên ASEM cho việc Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Khẳng định sự coi trọng của Việt Nam trong hợp tác ASEM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất tổ chức “Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội ở châu Á và châu Âu” và “Hội thảo ASEM về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” trong năm 2019.
Với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu,” Hội nghị ASEM 12 - hội nghị cấp cao đầu tiên trong thập niên phát triển thứ ba của diễn đàn - có ý nghĩa quan trọng nhằm đề ra định hướng, tầm nhìn hợp tác ASEM trong thập kỷ mới trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Trước đó, ngày 18-10, tại phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Á Âu 12 (ASEM 12), các quốc gia châu Âu đã thể hiện mong muốn nhận được sự ủng hộ từ châu Á nhằm bảo vệ hệ thống tự do thương mại và đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, để kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ do Mỹ khởi xướng.
Trong bối cảnh các biện pháp thuế quan do Washington áp đặt gây không ít trở ngại cho hệ thống kết nối thương mại toàn cầu, các lãnh đạo ASEM sẽ dành 2 ngày làm việc để thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường ủng hộ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phát biểu khai mạc ASEM 12 tổ chức tại Brussels, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã nhắn nhủ tới những người mà ông gọi là "nôn nóng muốn thay đổi mọi thứ nhanh chóng mà không cần dựa trên các qui định" rằng một thế giới không có luật định sẽ là một thế giới hỗn loạn.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini khẳng định chương trình nghị sự thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa đa phương, hành động chống biến đổi khí hậu, thương mại tự do và công bằng, không phổ biến vũ khí hạt nhân và các thỏa thuận quốc tế ủng hộ cấu trúc toàn cầu không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các lãnh đạo sẽ dành thời gian thảo luận về các chủ đề như thương mại và đầu tư, kết nối, vấn đề chống khủng bố và hạt nhân và vấn đề môi trường, khí hậu. Các buổi lễ ký kết thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Singapore, EU và Việt Nam sẽ diễn ra bên lề hội nghị. Vấn đề căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự trong đó các quan chức cấp cao của EU sẽ tổ chức các cuộc đối thoại với Tổng thống Hàn Quốc về vấn đề này.
Bên cạnh đó, các quốc gia châu Âu cũng sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của châu Á để duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn đang đứng trước bờ vực sụp đổ sau khi Mỹ rút khỏi. Các lãnh đạo cũng sẽ thảo luận "chiến lược kết nối châu Á" do EU đề xuất trong đó có các biện pháp cải thiện giao thông, kết nối kỹ thuật số và năng lượng giữa hai châu lục song song với cải thiện các tiêu chuẩn môi trường và lao động./.
Phòng ngừa đột quỵ não khi trời rét đậm  (19/10/2018)
Thủ tướng ký quyết định về tổ chức “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”  (19/10/2018)
Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Hội đồng Tư pháp quốc gia Italy  (19/10/2018)
Chung tay vì sự sống 2018  (19/10/2018)
Quảng Nam: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh  (19/10/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay