Khuyến khích hợp tác giữa các địa phương Việt - Nhật
Tiếp ngài Hideyo Hanazumi, Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản dẫn đầu đoàn các nhà đầu tư sang thăm Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của tỉnh Niigata nói riêng, các địa phương Nhật Bản nói chung sang đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Chào mừng ngài Hideyo Hanazumi, Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản cùng đông đảo đại diện các giới và nhân dân trong tỉnh sang thăm Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của ngài Thống đốc đúng vào thời điểm hai nước đang kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên mọi lĩnh vực, trong đó giao lưu và tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được tăng cường.
Các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian gần đây đã góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, mở ra một giai đoạn phát triển mới toàn diện và thực chất hơn nữa của quan hệ hai nước.
Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác đứng thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA, thứ 2 về đầu tư, thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại.
8 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 24,5 tỷ USD; lũy kế ODA và đầu FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đến nay lần lượt là 30,5 tỷ USD (đứng đầu) và 50,508 tỷ USD (đứng thứ 2 sau Hàn Quốc). Lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 545.721 lượt (8 tháng đầu năm 2018).
Hợp tác, giao lưu giữa các địa phương, giao lưu giữa nhân dân Việt Nam -Nhật Bản ngày càng được tăng cường, góp phần làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa người dân hai nước.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam rất coi trọng tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, coi đây là kênh hợp tác thực chất và hiệu quả để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, lao động, thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị ngài Thống đốc quan tâm thúc đẩy các doanh nghiệp của tỉnh Niigata đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam trong các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh như công nghiệp chế tạo, nông, lâm, ngư nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là lĩnh vực lúa gạo. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của tỉnh Niigata đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Niigata và các địa phương của Nhật Bản tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục. Trong đó, tăng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang tu nghiệp và nâng cao tay nghề trong các lĩnh vực ưu tiên của Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác, quảng bá về du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân và giao lưu giữa tỉnh Niigata và các địa phương của Việt Nam.
Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp đoàn, ngài Hideyo Hanazumi cho biết, đoàn quan chức và doanh nghiệp địa phương đã tổ chức chuyến bay thuê chuyến đặc biệt sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tham gia đoàn có đại diện các doanh nghiệp, các trường đại học, cơ sở y tế, du lịch, với nhiều ý tưởng và sẵn sàng mở rộng hợp tác với Việt Nam.
Ngài Thống đốc cũng đồng tình với ý kiến của Phó Thủ tướng cho rằng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước hiện đang rất phát triển trên mọi lĩnh vực, ở nhiều cấp độ. Trong đó, hợp tác giữa các địa phương hai nước đang ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Ngài Thống đốc khẳng định, tỉnh Niigata rất mong muốn thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các địa phương của Việt Nam.
Trong chuyến đi lần này, tỉnh Niigata mong muốn phát triển hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể như hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, y tế, giáo dục, du lịch, hàng không. Tham gia đoàn công tác cũng có các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Niigata đã và đang đầu tư tại Việt Nam. Ngài Thống đốc mong muốn các doanh nghiệp này sẽ trở thành cầu nối giữa Niigata với các địa phương của Việt Nam trong việc khuyến khích doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng hợp tác, đầu tư để cùng hợp tác, khai thác thế mạnh của nhau./.
Hà Nội tập trung ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh sởi và tay chân miệng  (18/10/2018)
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á Âu lần thứ 16  (18/10/2018)
Khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN lần thứ 6 về vấn đề ma túy  (18/10/2018)
Quốc hội bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn CPTPP tại Kỳ họp thứ 6  (18/10/2018)
Tiếp tục các hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Bỉ  (18/10/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay