Đổi mới cách nghĩ, cách làm để đổi mới mô hình tăng trưởng
Sáng 02-8, Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo. Phiên họp có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, một số Ủy ban của Quốc hội và lãnh đạo của một số địa phương.
Cuộc họp nhằm phân tích, đánh giá kết quả sau một năm rưỡi triển khai chương trình hành động của Chính phủ (tại Nghị quyết 27/NQ-CP) thực hiện các Nghị quyết 05 của Trung ương, Nghị quyết 24 của Quốc hội về tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tìm động lực mới cho tăng trưởng
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cuộc họp này nhằm đánh giá tình hình thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Quốc hội và Chính phủ trong việc tái cơ cấu những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và đặc biệt là đổi mới mô hình tăng trưởng. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo nêu lên những tồn tại, hạn chế, những giải pháp mới trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó đánh giá việc thực hiện 120 nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết 27 của Chính phủ.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo nhấn mạnh đến một số yếu tố mang tính động lực mới cho tăng trưởng, đó là đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo. Và điều quan trọng là các định hướng này phải được cụ thể hóa để đi vào cuộc sống. Ví dụ cụ thể là trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều địa phương đã rất thành công trong ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đột phá trong phát triển, giúp sản phẩm vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ, trong đó có sản phẩm tôm của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Với việc trong nước đang có nhiều dự án trọng tâm, trọng điểm được triển khai, một số thành viên đề nghị hỗ trợ thuận lợi nhất cho các dự án này để sớm đưa vào hoạt động, tạo sự lan tỏa trong phát triển và làm động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề nghị cần tìm kiếm thêm một số động lực mới ngay trong nội tại nền kinh tế. Tiến sỹ Cung nêu ví dụ ba đầu tàu kinh tế là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nếu cùng tăng trưởng thêm 1% thì nền kinh tế đã tăng trưởng thêm 0,5%.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cho những năm tới, có cần điều chỉnh giải pháp gì không trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước?”.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương làm rõ hơn đặc điểm tình hình của nền kinh tế, bối cảnh thế giới để thấy được các thành tựu và cả những tồn tại, khó khăn.
Về vấn đề nợ công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính cung cấp đầy đủ số liệu, các kết quả tích cực của việc cơ cấu lại các khoản vay, thời hạn vay để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp. Phó Thủ tướng cho biết, Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ vừa báo cáo nợ công của Việt Nam hiện nay là 58% (giảm nhiều so với số liệu sát trần 65% hồi cuối năm 2015).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với ý kiến của nhiều bộ, ngành cho rằng năng suất lao động còn thấp, nhưng phải đánh giá được tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam nhanh nhất trong khu vực những năm qua.
Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt những kết quả tích cực.
“Dù trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chúng ta vừa giải quyết các tồn tại với khối lượng công việc lớn, vừa phát triển” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó, chất lượng tăng trưởng dần đi vào chiều sâu và được nâng lên. Đặc biệt mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng kinh tế dần tăng lên, năm 2016 đạt 40,68%, năm 2017 đạt 45,19%, trong khi giai đoạn 2011 - 2015 chúng ta chỉ đạt trên 33%. Quy mô nợ công trong giới hạn cho phép. Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế như đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng đều có chuyển biến tích cực…
Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, vẫn có những ngành, địa phương chậm ban hành chương trình hành động Nghị quyết 27 của Chính phủ. Một số nhiệm vụ được giao còn chậm, thậm chí xin lùi thời hạn. Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới; năng suất lao động tăng vẫn phụ thuộc vào vốn đầu tư thay vì đổi mới công nghệ và quản lý…
Nêu lên nhiều nguyên nhân, Thủ tướng nhấn mạnh những tồn tại về cơ chế, chính sách, pháp luật hiện nay kìm hãm thực hiện các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, vấn đề thể chế thị trường về yếu tố sản xuất chậm phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên lý của tái cơ cấu nền kinh tế là phải phát huy vai trò của cả Nhà nước và cả thị trường. Thị trường phải có sức mạnh tự thân có thể tái cơ cấu nền kinh tế một cách tự nhiên. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo sự lành mạnh và đồng bộ, liên thông giữa các loại thị trường.
Vai trò của thể chế, chính sách
Về nhiệm vụ tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, động lực để thực hiện tái cơ cấu là vai trò của thể chế, chính sách và pháp luật. Thứ hai là vai trò động lực của kinh tế tư nhân. Vai trò động lực của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại tự do.
“Không có thị trường mới trong tình trạng sản xuất của Việt Nam dư thừa thế này thì không thể phát triển được”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò động lực của khoa học công nghệ mà nền tảng là giáo dục đào tạo, đặc biệt là chiến lược 4.0. “Thoát ly khỏi cái này là các đồng chí tự trói mình, không thể nào phát triển kịp”, Thủ tướng nêu rõ.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần đổi mới cách nghĩ, cách làm, “phải xác định đây là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương”. Từ đó cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện thực chất, hiệu quả hơn, để tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Thủ tướng nhấn mạnh đây cũng là yếu tố quyết định nền kinh tế Việt Nam bước vào quỹ đạo phát triển bền vững, tránh tụt hậu.
Thủ tướng yêu cầu tập trung vào hai nội dung chính, là đổi mới toàn diện phương thức quản lý Nhà nước về kinh tế, cải cách; để tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng Chính phủ Kỷ cương - Liêm chính - Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan với kết quả đạt được.
Băn khoăn trước yêu cầu “làm sao có năng lực sản xuất mới tạo động lực cho phát triển”, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành cần quán triệt tinh thần phải liên tục tăng trưởng cao trong thời gian đến để tăng quy mô nền kinh tế, giải quyết việc làm và tích lũy cần thiết phát triển đất nước. Không chỉ những năm tới mà nhiệm kỳ tới phải tiếp tục tính toán để thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là yêu cầu rất lớn của Ban Chỉ đạo và Thủ tướng.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo tích cực hơn, đôn đốc phối hợp với các bộ, ngành, thúc đẩy tháo gỡ khó khăn để tái cơ cấu đi vào cuộc sống mạnh mẽ hơn. Thủ tướng giao Bộ Công Thương cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm, thương hiệu mạnh, cạnh tranh trong nước và quốc tế…/.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược (MEDI-PHARM DANANG)  (02/08/2018)
Kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn tại Đà Nẵng  (02/08/2018)
Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam  (02/08/2018)
Chống “tham nhũng vặt” - một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2018 mà cả nhiều năm sau  (02/08/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên