Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc tại Bình Phước
Sáng 24-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn công tác Chính phủ đã đi khảo sát, kiểm tra tình hình thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước liên quan đến vấn đề người dân di cư tự do trong thời gian qua.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh Bình Phước tăng cường quản lý nhà nước, không thể buông lỏng trước tình trạng dân di cư tự do; đồng thời, tỉnh lưu ý làm tốt công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng, buôn lậu gỗ, nhất là những đối tượng lợi dụng người dân di cư tự do để xúi giục, tiếp tay gây mất an ninh trật tự.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh Bình Phước không để phát sinh tình trạng “du canh du cư” để phá rừng. Bình Phước cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa rừng. Đối với các dự án có liên quan đến đất lâm phần cần chuyển đổi qua đất sản xuất phải làm đúng quy hoạch và có quy hoạch trong kiểm soát, không phá vỡ quy hoạch ba loại rừng, nhất là rừng phòng hộ.
Về giải pháp bố trí, sắp xếp cho dân di cư tự do cần gắn với các chương trình dự án trên địa bàn, đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài. Bên cạnh đó, lồng ghép một cách có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với các dự án ổn định dân di dân tự do, để tập trung đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp với các cây, con có mức sinh lợi cao nhằm giảm bớt sự cách biệt trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Việc đầu tư cho chương trình phát triển nông thôn phải gắn liền với chương trình giảm nghèo, ưu tiên chương trình đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc, vùng dân cư biên giới, những điểm dân cư mới hình thành để đồng bào ổn định đời sống và sản xuất.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng lưu ý cần rà soát các hộ dân di dân tự do ở các tỉnh Tây Nguyên; trong đó, có tỉnh Bình Phước để có kế hoạch giải quyết khó khăn cho người dân như tạo điều kiện về cấp hộ tịch hộ khẩu, cấp tạm trú hoặc KT3 (tạm trú dài hạn) cho người dân. Đồng thời, rà soát các dự án điều chỉnh bổ sung quy hoạch; ưu tiên tập trung các dự án bố trí, sắp xếp tại các điểm nóng phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, liên quan đến biên giới, nạn phá rừng…
Cùng với đó, làm tốt quản lý đất đai, đất lâm phần; nghiêm cấm nạn phá rừng lấy đất sản xuất; xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay cho lâm tặc… Mặt khác, tăng cường quản lý nhà nước và có kế hoạch cân đối các chính sách tại địa phương, tạo công ăn việc làm gắn với ổn định biên giới…
Theo báo cáo, số lượng dân di cư tự do đến địa bàn tỉnh Bình Phước tính đến cuối năm 2017 là 18.091 hộ với 74.681 nhân khẩu. Dân di cư tự do đến sinh sống phân bố rải rác khắp địa bàn huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp và Lộc Ninh… Đến nay, Bình Phước đã sắp xếp ổn định cho hàng chục nghìn hộ dân. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 4.051 hộ với 16.204 nhân khẩu chưa được bố trí, sắp xếp ổn định.
Theo đánh giá của các bộ, ngành Trung ương, do Bình Phước có diện tích đất rộng, đất đai màu mỡ phì nhiêu phù hợp với các mô hình trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, điều và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Theo ghi nhận, có đến 62 tỉnh, thành có dân di cư tự do đến Bình Phước; trong đó gần đây nhiều người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc đã đến vùng đất Bình Phước sinh sống. Tình trạng dân di cư tự do ngày càng gia tăng dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung ở một số địa bàn, gây khó khăn cho địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quản ký dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Đời sống của dân di cư tự do còn nhiều khó khăn, nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa không tiếp cận được các dịch vụ xã hội về giáo dục, y tế, văn hóa dẫn đến bị mặc cảm, khó có điều kiện phát triển bền vững./.
Hội nghị AIDS 2018 nỗ lực đưa phòng chống HIV trở lại đúng hướng  (24/07/2018)
Đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới  (24/07/2018)
Lan tỏa cách làm nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh  (24/07/2018)
Lan tỏa cách làm nông thôn mới kiểu mẫu ở Hà Tĩnh  (24/07/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-7-2018)  (24/07/2018)
Chế độ hỗ trợ người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài  (24/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay