Việt Nam cam kết giảm tình trạng suy dinh dưỡng
Trong 4 ngày, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 3 năm 2008, Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban Thường trực về dinh dưỡng của Liên hợp quốc với chủ đề Thúc đẩy giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em đã diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam).
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cùng gần 500 đại biểu đại diện 52 quốc gia và các tổ chức quốc tế đã tới dự.Trong số khách mời cao cấp có Bộ trưởng Bộ Y tế Pê-ru, Bộ trưởng Bộ Phát triển xã hội và chống đói nghèo của Bra-xin.
Hội nghị đã tổng kết công tác dinh dưỡng trên toàn cầu, tạo điều kiện cho các quốc gia, tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp nguồn lực, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động về dinh dưỡng.
Ðể giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao ở các nước châu Á, các chuyên gia dự hội nghị khuyến cáo các quốc gia cần đầu tư vào các chiến lược đánh giá nhận thức của các hộ gia đình về an ninh thực phẩm và dinh dưỡng; chăm sóc dinh dưỡng sớm cho người mẹ chuẩn bị mang thai và đến khi trẻ hai tuổi; bổ sung vi-ta-min, phòng, chống nhiễm giun ở trẻ em, thay đổi thực hành vệ sinh...
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảm bảo dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể chất con người, chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số và phát triển xã hội. Trong vài thập kỷ qua, cùng với sự giúp đỡ rất tích cực và có hiệu quả trong công tác dinh dưỡng của Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức nông lương thế giới (FAO)…, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, đạt được nhiều tiến bộ trong các hoạt động về dinh dưỡng, nhất là cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm liên tục, từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm 12%, tốc độ giảm trung bình là 1,5%/năm. Tỷ lệ phụ nữ thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu năng lượng trường diễn cũng đã giảm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài, các chỉ số về dinh dưỡng và tầm vóc người Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.
Giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em là nội dung có tính chất quyết định mà các nước thành viên của Liên hợp quốc đã cam kết thực hiện. Để giải quyết các vấn đề cấp bách trên, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu cải thiện tình trạng thiếu ăn, giảm suy dinh dưỡng và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe mới nảy sinh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý. Việt Nam tiếp tục cam kết phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 20% vào năm 2010, dưới 15% vào năm 2015 và giảm các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng.
Việt Nam đánh giá cao Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban Thường trực về dinh dưỡng của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy quá trình giảm nhanh suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Hội nghị khẳng định sự nỗ lực, đồng lòng của cộng đồng quốc tế và tin tưởng rằng với các giải pháp, chương trình hành động hiệu quả, sẽ nhanh chóng cải thiện dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em trên phạm vi toàn cầu.
Đưa quan hệ Việt - Anh lên tầm đối tác phát triển  (06/03/2008)
Những chuyển động mới trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở Mỹ  (06/03/2008)
Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khoá XI khai mạc  (06/03/2008)
Phát triển toàn diện giai cấp công nhân, vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (05/03/2008)
Phát triển toàn diện giai cấp công nhân, vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (05/03/2008)
Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam  (05/03/2008)
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên