Nhìn lại kinh tế thế giới 2017: Đồng loạt khởi sắc trên toàn cầu
22:21, ngày 27-12-2017
Trái ngược với tình hình địa - chính trị thế giới, bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2017 được đánh giá khá tích cực. Từ đầu tàu kinh tế thế giới cho tới các nước phát triển và mới nổi, các hoạt động kinh tế đều được ghi nhận khả quan hơn so với dự báo ban đầu.
Quyết định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức tài chính khác trên thế giới đồng loạt nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 3,7% hoặc 3,6%, cao hơn nhiều so với con số 3,2% đạt được trong năm 2016, đã phần nào khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới trong năm qua.
Có thể thấy, chưa khi nào kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009, các nền kinh tế lớn thế giới lại đồng thời phát đi dấu hiệu lạc quan như hiện nay, bất chấp tác động của những yếu tố bất lợi như xu thế gia tăng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Không chỉ Mỹ, Trung Quốc, mà châu Âu, Nhật Bản, những nền kinh tế vốn được xem có tốc độ tăng trưởng èo uột trong nhiều năm qua, cũng đã bứt phá và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu khởi sắc.
Với kết quả 3 quý liên tiếp đạt tăng trưởng từ 3% trở lên và dự báo quý IV ở mức tương tự, quyết định của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản 3 lần liên tiếp trong vòng một năm, cho thấy mức độ tự tin của nền kinh tế Mỹ.
Tỷ lệ thất nghiệp 4,1% trong tháng 11-2017, mức thấp nhất trong 17 năm qua, càng chứng tỏ nền kinh tế đầu tàu này đang vận hành tốt.
Chủ tịch FED Janet Yellen, trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 2 tới, thậm chí còn lạc quan rằng thị trường lao động tiếp tục khỏe mạnh, tốc độ tạo việc làm mới giữ ở mức ổn định, cơ hội cho người lao động và thúc đẩy tiền lương sẽ là những yếu tố chắc chắn để Mỹ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong năm 2018.
Việc Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng 6,9% trong cả 3 quý đầu năm nay, vượt mục tiêu 6,5% mà chính phủ đặt ra, là yếu tố quyết định để IMF nâng mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong lần thứ 4 liên tiếp, lên 6,8% trong năm nay và 6,5% năm 2018.
Giới phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng như hiện nay là nhờ chính sách tiền tệ thận trọng cũng như chính sách tài khóa chủ động và hiệu quả. Thay vì điều chỉnh lãi suất hay tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thị trường mở trong năm nay để quản lý thanh khoản.Động lực kinh tế mạnh đã giúp dòng chảy vốn ổn định và cân bằng hơn, nhờ đó dự trữ ngoại hối tăng tháng thứ 10 liên tiếp, đạt 3.119,3 tỷ USD vào cuối tháng 11.
Tại châu Âu, những rủi ro về địa-chính trị suy giảm phần nào cùng với sự thoái trào của chủ nghĩa dân túy cực đoan trong các cuộc bầu cử gần đây đã khiến giới đầu tư tin tưởng vào thị trường này hơn. Mặc dù cuộc đàm phán đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu vẫn được xem là yếu tố chi phối hoạt động kinh tế nói chung, song quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và thông báo thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ xuống còn một nửa, 30 tỷ euro (35 tỷ USD) từ tháng 1/2018, cho thấy “Lục địa già” đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng yếu ớt.
Tăng trưởng GDP của cả EU được dự báo là 2,3% và của Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) là 2,2%, mức cao nhất kể từ khi khu vực này rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công năm 2008. Lạm phát dù vẫn thấp, song với 7 quý tăng trưởng liên tiếp tính đến quý III vừa qua (đạt 1,4%), nền kinh tế Nhật Bản được ghi nhận có chuỗi tăng trưởng quý dài nhất trong vòng hơn 1 thập kỷ và điều này chính là yếu tố cho thấy nền tảng kinh tế của đất nước “Mặt trời mọc” đang phát triển vững chắc.
Với “xứ sở Bạch Dương,” giá dầu thô tăng trở lại và ổn định ở mức 50-60 USD/thùng sau thời kỳ lao dốc đã đẩy nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn đen tối. Bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, tốc độ tăng trưởng của Nga vẫn vượt mọi dự báo.
Quyết định của Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất cơ bản lần thứ tư trong năm 2017 và nâng mức dự báo tăng trưởng GDP từ 1,3-1,8% lên 1,7-2,2%, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng trung hạn 1,5-2%, là minh chứng rõ nhất cho thấy kinh tế Nga có bước phát triển khá tích cực.
Các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục đóng góp vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Sau 2 năm năm vận hành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhờ sự hội nhập ngày càng lớn và công cuộc cải cách không ngừng, ASEAN đang trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất với mức tăng trưởng trung bình toàn khối được ghi nhận là 5,3% trong quý III/2017, cao hơn so với con số 5% của quý II.
Cùng với những yếu tố thuận lợi từ hoạt động kinh tế, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng trải qua một năm đầy thu hoạch. Điển hình là thị trường chứng khoán Mỹ liên tục phá vỡ các kỷ lục, trong đó chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử vượt đỉnh 24.000 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lập kỷ lục tăng 16 ngày liên tiếp lên mức cao nhất trong 21 năm, đạt 21.805,17 điểm.
Giới phân tích nhận định chắc chắn có nhiều yếu tố quyết định đà tăng trưởng chứng khoán, song không thể phủ nhận sự đồng bộ trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu là nhân tố quyết định cho sự thăng hoa này.
Gần 10 năm sau sự sụp đổ của thị trường cho vay thứ cấp ở Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần một thế kỷ qua, kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn thuận lợi nhất, khởi sắc nhất. Giới chuyên gia cùng các thiết chế kinh tế uy tín hàng đầu đều dự báo đà thuận lợi này có thể kéo sang năm 2018, giúp kinh tế thế giới duy trì tăng trưởng ổn định trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng có thể lên tới 3,7-4% vào năm sau.
Đầu tư toàn cầu và tiêu dùng cá nhân tiếp tục xu thế tăng cùng với tâm lý lạc quan của thị trường được cho là động lực giúp duy trì đà tăng trưởng trong năm tới. Tuy nhiên, không ít thách thức vẫn đi kèm, chủ yếu xuất phát từ việc các biện pháp nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng sẽ tiếp tục bị siết chặt hơn trong năm 2018, trong khi xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng có thể kéo theo các rào cản thương mại gây bất lợi cho tăng trưởng.
Bên cạnh đó, những biến chuyển tại thị trường Mỹ sau khi chính sách cải cách thuế mới có hiệu lực cùng xu hướng tăng giá của đồng USD và tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại… cũng sẽ là những yếu tố tác động tới bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2018./.
Có thể thấy, chưa khi nào kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009, các nền kinh tế lớn thế giới lại đồng thời phát đi dấu hiệu lạc quan như hiện nay, bất chấp tác động của những yếu tố bất lợi như xu thế gia tăng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Không chỉ Mỹ, Trung Quốc, mà châu Âu, Nhật Bản, những nền kinh tế vốn được xem có tốc độ tăng trưởng èo uột trong nhiều năm qua, cũng đã bứt phá và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu khởi sắc.
Với kết quả 3 quý liên tiếp đạt tăng trưởng từ 3% trở lên và dự báo quý IV ở mức tương tự, quyết định của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản 3 lần liên tiếp trong vòng một năm, cho thấy mức độ tự tin của nền kinh tế Mỹ.
Tỷ lệ thất nghiệp 4,1% trong tháng 11-2017, mức thấp nhất trong 17 năm qua, càng chứng tỏ nền kinh tế đầu tàu này đang vận hành tốt.
Chủ tịch FED Janet Yellen, trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 2 tới, thậm chí còn lạc quan rằng thị trường lao động tiếp tục khỏe mạnh, tốc độ tạo việc làm mới giữ ở mức ổn định, cơ hội cho người lao động và thúc đẩy tiền lương sẽ là những yếu tố chắc chắn để Mỹ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong năm 2018.
Việc Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng 6,9% trong cả 3 quý đầu năm nay, vượt mục tiêu 6,5% mà chính phủ đặt ra, là yếu tố quyết định để IMF nâng mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong lần thứ 4 liên tiếp, lên 6,8% trong năm nay và 6,5% năm 2018.
Giới phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng như hiện nay là nhờ chính sách tiền tệ thận trọng cũng như chính sách tài khóa chủ động và hiệu quả. Thay vì điều chỉnh lãi suất hay tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thị trường mở trong năm nay để quản lý thanh khoản.Động lực kinh tế mạnh đã giúp dòng chảy vốn ổn định và cân bằng hơn, nhờ đó dự trữ ngoại hối tăng tháng thứ 10 liên tiếp, đạt 3.119,3 tỷ USD vào cuối tháng 11.
Tại châu Âu, những rủi ro về địa-chính trị suy giảm phần nào cùng với sự thoái trào của chủ nghĩa dân túy cực đoan trong các cuộc bầu cử gần đây đã khiến giới đầu tư tin tưởng vào thị trường này hơn. Mặc dù cuộc đàm phán đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu vẫn được xem là yếu tố chi phối hoạt động kinh tế nói chung, song quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và thông báo thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ xuống còn một nửa, 30 tỷ euro (35 tỷ USD) từ tháng 1/2018, cho thấy “Lục địa già” đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng yếu ớt.
Tăng trưởng GDP của cả EU được dự báo là 2,3% và của Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) là 2,2%, mức cao nhất kể từ khi khu vực này rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công năm 2008. Lạm phát dù vẫn thấp, song với 7 quý tăng trưởng liên tiếp tính đến quý III vừa qua (đạt 1,4%), nền kinh tế Nhật Bản được ghi nhận có chuỗi tăng trưởng quý dài nhất trong vòng hơn 1 thập kỷ và điều này chính là yếu tố cho thấy nền tảng kinh tế của đất nước “Mặt trời mọc” đang phát triển vững chắc.
Với “xứ sở Bạch Dương,” giá dầu thô tăng trở lại và ổn định ở mức 50-60 USD/thùng sau thời kỳ lao dốc đã đẩy nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn đen tối. Bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, tốc độ tăng trưởng của Nga vẫn vượt mọi dự báo.
Quyết định của Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất cơ bản lần thứ tư trong năm 2017 và nâng mức dự báo tăng trưởng GDP từ 1,3-1,8% lên 1,7-2,2%, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng trung hạn 1,5-2%, là minh chứng rõ nhất cho thấy kinh tế Nga có bước phát triển khá tích cực.
Các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục đóng góp vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Sau 2 năm năm vận hành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhờ sự hội nhập ngày càng lớn và công cuộc cải cách không ngừng, ASEAN đang trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất với mức tăng trưởng trung bình toàn khối được ghi nhận là 5,3% trong quý III/2017, cao hơn so với con số 5% của quý II.
Cùng với những yếu tố thuận lợi từ hoạt động kinh tế, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng trải qua một năm đầy thu hoạch. Điển hình là thị trường chứng khoán Mỹ liên tục phá vỡ các kỷ lục, trong đó chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử vượt đỉnh 24.000 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lập kỷ lục tăng 16 ngày liên tiếp lên mức cao nhất trong 21 năm, đạt 21.805,17 điểm.
Giới phân tích nhận định chắc chắn có nhiều yếu tố quyết định đà tăng trưởng chứng khoán, song không thể phủ nhận sự đồng bộ trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu là nhân tố quyết định cho sự thăng hoa này.
Gần 10 năm sau sự sụp đổ của thị trường cho vay thứ cấp ở Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần một thế kỷ qua, kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn thuận lợi nhất, khởi sắc nhất. Giới chuyên gia cùng các thiết chế kinh tế uy tín hàng đầu đều dự báo đà thuận lợi này có thể kéo sang năm 2018, giúp kinh tế thế giới duy trì tăng trưởng ổn định trong ngắn hạn, với mức tăng trưởng có thể lên tới 3,7-4% vào năm sau.
Đầu tư toàn cầu và tiêu dùng cá nhân tiếp tục xu thế tăng cùng với tâm lý lạc quan của thị trường được cho là động lực giúp duy trì đà tăng trưởng trong năm tới. Tuy nhiên, không ít thách thức vẫn đi kèm, chủ yếu xuất phát từ việc các biện pháp nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng sẽ tiếp tục bị siết chặt hơn trong năm 2018, trong khi xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng có thể kéo theo các rào cản thương mại gây bất lợi cho tăng trưởng.
Bên cạnh đó, những biến chuyển tại thị trường Mỹ sau khi chính sách cải cách thuế mới có hiệu lực cùng xu hướng tăng giá của đồng USD và tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại… cũng sẽ là những yếu tố tác động tới bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2018./.
Phòng chống và điều trị sốt xuất huyết còn nhiều bất cập  (27/12/2017)
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Nhật Bản  (27/12/2017)
Trường Hạ sỹ quan xe tăng 1: 45 năm phấn đấu và trưởng thành  (27/12/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 17 đến ngày 24-12-2017)  (27/12/2017)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên