Hải Dương phát huy toàn diện giá trị di tích quốc gia đặc biệt
Chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị tỉnh Hải Dương cần phối hợp tốt với các ban, ngành chức năng của Trung ương để quản lý, bảo tồn và phát huy toàn diện các giá trị của khu di tích, nâng cao chất lượng quản lý với tầm nhìn chiến lược, hiệu quả.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị, cán bộ, nhân dân địa phương chung tay với Nhà nước trong việc bảo vệ, khai thác thật sự khoa học, hiệu quả các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên quê hương, coi đây là niềm vinh dự tự hào và cũng là trách nhiệm đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Hải Dương cần sớm xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di tích gắn với phát triển du lịch trình Chính phủ phê duyệt; đồng thời, có kế hoạch phù hợp, đồng bộ với phát triển kinh tế và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các nhà khoa học tiếp tục phối hợp với tỉnh Hải Dương trong công tác nghiên cứu khoa học một cách toàn diện về khu di tích An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương, khai thác giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn quý giá nơi đây...
Ghi nhận những kết quả Hải Dương đã đạt được với 58% số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh Hải Dương cần tiếp tục động viên nhân dân tích cực tham gia, thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, chú trọng nâng cao thu nhập và cuộc sống của người dân; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, là công bộc của dân, cùng nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
Tiếp thu chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bí thư Huyện ủy Kinh Môn Nguyễn Minh Hùng khẳng định Kinh Môn sẽ đoàn kết một lòng, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương cũng như sớm đưa huyện Kinh Môn trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dịp huyện Kinh Môn được đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Hải Dương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tặng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Kinh Môn bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh với mong muốn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân nơi đây tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Di tích quốc gia đặc biệt An Phụ-Kính Chủ- Nhẫm Dương nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, là quần thể gồm 3 di tích thuộc 3 xã của huyện Kinh Môn. Đền Cao An Phụ (xã An Sinh) là nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu-Thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đền nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi An Phụ, dãy núi thuộc hệ thống núi vòng cung Đông Triều dài hơn 17km phân bố trên địa bàn 9 xã, có cảnh quan kỳ thú, vị trí đắc địa về mặt quân sự.
Động Kính Chủ thuộc xã Phạm Mệnh với hệ thống bia Ma Nhai như một bảo tàng văn bia thu nhỏ suốt 7 thế kỷ và hệ thống hang động thiên tạo kỳ vĩ. Chùa Nhẫm Dương thuộc xã Duy Tân là chốn tổ của thiền phái Tào Động - một trong hai thiền phái thuần Việt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Quần thể An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương còn gắn liền với lịch sử các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đặc biệt, di tích khảo cổ Nhẫm Dương nổi tiếng về giá trị khoa học lịch sử khi thông qua khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã phát hiện mật độ di vật dày đặc và quý hiếm như xương động vật, hóa thạch, đồ đá, đồ sắt, đồ gốm, tiền cổ cùng các dấu tích, hiện vật... khẳng định loài người đã định cư liên tục ở vùng Kinh Môn cách đây khoảng 5 vạn năm.
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, khảo cổ và địa chất, quần thể An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định số 2499/QĐ-TTg.
Đây là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của Hải Dương, sau khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh)./.
Việt Nam dự hội nghị các chính đảng trong phát triển quan hệ Nga-ASEAN  (11/12/2017)
Đại biểu thanh niên đối thoại với các bộ, ngành  (11/12/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-12-2017)  (11/12/2017)
Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Mỹ qua sản phẩm thủ công mỹ nghệ  (10/12/2017)
TP. Hồ Chí Minh luôn coi Ngân hàng thế giới là một đối tác quan trọng  (10/12/2017)
Kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp người Việt tại Mỹ và Việt Nam  (10/12/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay