*** Hồ sơ

- Hy Lạp - từ huyền thoại đến hiện tại

Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại. Quốc gia này cũng được coi là kho tàng thần thoại, quê hương của nhiều nhà sử học, triết học, kiến trúc, thiên văn và thi gia vĩ đại .…Những di sản văn hóa đó được coi là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, nó chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn hóa thế giới và có ảnh hưởng sâu rộng đến xung quanh khu vực Địa Trung Hải.

*** Vấn đề và bình luận

Hà Cận - Khủng hoảng nợ Hy Lạp – lỗ thủng trên đồng Euro

Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã mang dáng dấp một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện, khi đi kèm với nó là tổng bãi công toàn quốc và biểu tình kèm theo bạo lực ở các thành phố lớn, trong khi các giải pháp đều còn mù mờ.

Trần Nhàn - Cuộc đấu giữa các dòng tộc

Hy Lạp được coi là một trong số xứ sở thần thoại, huyền thoại và cổ tích không chỉ riêng ở châu Âu. Năm tháng trôi qua trong dòng biến thiên đầy bất ngờ của lịch sử, đất nước này đã đổi khác nhiều. Dù muốn hay không thì đất nước và con người ở Hy Lạp cũng đã bị “Châu Âu hóa” đi nhiều. Nhưng sự khác biệt giữa Hy Lạp và các quốc gia châu Âu khác trên nhiều phương diện thì lại vẫn còn rất rõ nét mà câu chuyện về các dòng tộc làm chính trị thay phiên nhau trị vì đất nước này là một ví dụ điển hình.

Quản Dưỡng Lôi - “Vỡ nợ” - lịch sử lặp lại

Tình trạng tài chính hiện tại của nhà nước Hy Lạp thật thê thảm. Cái bóng ma “vỡ nợ” đang đè nặng xuống tâm lý người dân và mọi mặt đời sống ở đất nước này. Nhưng bây giờ không phải là lần đầu tiên Hy Lạp lâm vào thảm trạng đó mà thật ra, lại chỉ là một trong những lần lịch sử lặp lại - với cùng mối nguy cơ nhà nước bị vỡ nợ.

Sơ Nguyên - Các nhà băng lớn châu Âu kiếm tiền từ khủng hoảng nợ

Cuộc khủng hoảng nợ công đã trầm trọng tới mức đẩy Hy Lạp đến bên ngưỡng cửa vỡ nợ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở chính sách tài chính ngân sách của chính phủ nước này, mà còn ở “lòng tham” của các nhà băng lớn ở châu Âu. Trong khi Chính phủ Hy Lạp đang vật lộn chèo lái đất nước ra khỏi “cơn bão tài chính” thì những người Thụy Sĩ, Pháp, Đức lại đang kiếm lời trên lưng Hy Lạp.

*** Bên lề sự kiện

Hoàng Bách - Rượu vang: “Quốc tửu” của Hy Lạp

“Khi Ô-đi-xê (Oddysey) phải đối mặt với cái chết vì lạc vào động của tên khổng lồ Xi-cơ-lốp một mắt, chàng đã ra lệnh cho thuộc hạ tản ra bốn phía để hái nho dại, ép lấy nước nho và lên men thành rượu vang, chuốc say tên khổng lồ một mắt rồi thừa cơ trốn thoát”…. Đó là những ghi chép sớm nhất và rượu vang xuất hiện trong thiên anh hùng ca Odyssey của Homer.

Thái Bình - Nguồn cội thế vận hội Olympic

Ngày nay, thế vận hội Olympic (mùa đông và mùa hè) đã trở nên quen thuộc với đông đảo mọi người. Rất nhiều người biết rằng, quê hương của thế vận hội là Hy Lạp, ngọn lửa Olympic các kỳ vẫn được khởi nguồn từ đỉnh Olympus của đất nước thần thoại này. Tuy nhiên, tường tận về sự ra đời của đại hội thể thao lớn nhất hành tinh này, không phải ai cũng rõ...

Phương Thùy - Chiến tranh Peloponnesian hay sự sụp đổ của chế độ thành bang Hy Lạp

Là 1 trong 4 nền văn minh lớn của thế giới, Hy Lạp cổ đại không chỉ nổi tiếng bởi các thành tựu văn hóa nghệ thuật, mà còn “trứ danh”, vì đây là mảnh đất diễn ra nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử thế giới. Trong đó, phải kể đến Chiến tranh Peloponnesian – cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của chế độ thành bang ở Hy Lạp cổ đại.

Võ Thủ Phương - Tầm nhìn xuyên thiên niên kỷ của các nhà toán học Hy Lạp cổ

Tất cả các nền văn minh cổ trên thế giới, dù có siêu đẳng và phát tích đến mức nào thì cũng khó có thể vượt nổi “trí tuệ Hy Lạp”. Các nhà toán học, triết học của Hy Lạp, từ thuở rất xa xưa (nhiều thế kỷ Trước công nguyên), khi mà các đất nước khác đang mông muội, con người đang vận đồ bằng lá cây, thậm chí còn chưa biết đếm và chưa có chữ viết, thì các bậc tiền bối này đã quần là, áo lượt, ngồi trên quả đồi đá phẳng, thuộc ngọn núi A-cơ-rô-pô-lit, để luận đàm về triết học, về toán học, những khoa học - vua của mọi khoa học!

Hằng Thu - Bí mật chiếc đồng hồ đếm ngược cổ đại

Kể từ khi các nhà khoa học Hy Lạp, Anh và Mỹ phát hiện ra thiết bị tính toán của người Hy Lạp cổ đại có tên là Antikythera vào năm 1901, phải mất hơn 1 thế kỷ, người ta mới giải mã được một số chức năng của nó. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bí ẩn nằm trong chiếc máy được coi là phiên bản máy tính đầu tiên dùng để tính toán chu kỳ vận động của thiên thể. Một điều đáng nói là, thiết bị này có thể tính toán ngày tổ chức Olympiat - tiền thân của đại hội thể thao Olympic ngày nay, chính vì thế nó còn được gọi là chiếc đồng hồ đếm ngược của Đại hội thể thao Olympic cổ đại.

*** Kinh tế và hội nhập

Trí Anh - Kinh tế châu Á: Gam màu sáng lẻ loi

Bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn trở nên xám xịt hơn, khi Hy Lạp mấp mé bờ vực vỡ nợ quốc gia, các doanh nghiệp Dubai tiếp tục đà phá sản, 9,7% số người lao động Mỹ không có việc làm... Tuy nhiên, ở châu Á - nơi vốn được coi là chịu nhiều tác động xấu nhất khi kinh tế thế giới khủng hoảng - tình trạng lại khá sáng sủa với những chỉ số tăng trưởng lạc quan...

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Minh Quân - Quan hệ Ấn Độ - Pakistan: Để không là “quả bom nổ chậm”

Ngày 25-2, các quan chức ngoại giao Ấn Độ và Pa-ki-xtan (Pakistan) đã hội đàm tại Niu Đê-li (New Delhi) trong cuộc gặp được mô tả là khúc dạo đầu cho mối quan hệ đang ấm lên giữa hai nước sở hữu vũ khí hạt nhân này.

Trung Kiên - Phép thử cần thiết

Ngay trong tuần đầu tiên của tháng 3-2010, I-rắc (Iraq) sẽ tiến hành bầu cử quốc hội. Đây là cuộc tổng tuyển cử thứ hai tại đất nước này sau khi chế độ của Tổng thống X.Hút-xen (S.Hussein) bị lật đổ năm 2003. Cuộc bầu cử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó phản ánh mức độ đoàn kết dân tộc của Iraq - điều kiện tiên quyết để thực thi bất kỳ một cơ chế tái thiết nào cho đất nước vốn nhiều năm chìm trong chiến tranh và bạo lực này.

Lý Mạc Phù - Động lực bên trong, đối trọng bên ngoài

Quyết định thành lập Cộng đồng các quốc gia Mỹ La-tinh và Caribe (Comunidad de Estados Latinoamericanos y Cariberios – CELC) là một trong những kết quả nổi bật và có ý nghĩa nhất của Hội nghị cấp cao 32 nước khu vực Mỹ La-tinh và Caribe. Hội nghị này được tổ chức ở Mexico và Honduras là nước duy nhất trong khu vực không được mời tham dự.

*** Văn hóa - xã hội

Nguyên Vũ - Ngột ngạt cầu may

Tháng Giêng mở đầu cho một năm mới âm lịch, công việc có phần chểnh mảng, như chúng ta vẫn quen gọi, đó là “tháng ăn chơi”, bởi hầu hết các điểm đến của người dân là đền chùa, lễ hội, chợ cầu may... những mong cầu xin một năm mới tốt lành, tấn tài tấn lộc. Tục lệ ấy đáng quý, nhưng khi đời sống kinh tế càng phát triển, “lễ nghĩa” càng sinh sôi và mặt trái thì xuất hiện nhiều hơn. Đầu năm Canh Dần này, tình trạng du xuân cầu may còn ngột ngạt hơn, bởi ai cũng hy vọng vào một năm “hổ mọc cánh bay”...

Nguyễn Viết Tôn - Một thế kỷ, một làng nghề

Từ ngã ba Cầu Giẽ vào làng nghề giầy da Phú Yên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) khoảng 5 km thoạt nhìn có vẻ bình lặng. Nhưng khi vào mỗi gia đình, không khí lao động thật sôi động. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề làm giầy da, các triệu phú giầy da mọc lên như nấm. Doanh thu từ làm giầy da năm 2009 đem lại cho Phú Yên khoảng 40 tỉ đồng.

*** Văn học - nghệ thuật

Hương Thị - Nhạc sĩ Ngọc Khuê: Tình ca của lúa và hoa

"Lúa lên xanh thắm cho hoa em thơm ngát/ Hồ Tây ơi mùa xuân/ Tình ca đơm hoa từ lòng đất" - những giai điệu mượt mà như cánh én chao nghiêng trên cánh đồng mùa xuân từ nhiều năm qua đã gợi lên trong lòng người yêu nhạc những cảm xúc chan chứa yêu đời, yêu người mỗi dịp xuân về. Nhưng ít ai biết rằng, tác giả của bài hát nổi tiếng ấy, nhạc sĩ Ngọc Khuê như một bông hoa ẩn kĩ trong muôn vàn lá hoa khác, cắm sâu rễ vào mặt đất này và lặng lẽ toả hương dâng lên khu vườn cuộc sống.

Phạm Nhẫn - 60 năm Liên hoan phim Berlin: Nổi danh và tai tiếng

Không biết được chủ định hay chỉ nhờ vô tình mà Liên hoan phim Berlin lần thứ 60 năm nay kết thúc với ít “lời ong tiếng ve”, cho dù cũng chẳng nhiều lời ca ngợi. Rất có thể, cả phía ban tổ chức lẫn hội đồng giám khảo không muốn để ngày sinh lần thứ 60 của liên hoan phim quốc tế này sa vào vết xe đổ khiến nó bị tai tiếng ở mức độ chẳng kém gì nổi danh. Nếu nhìn vào lịch sử 6 thập kỷ qua của liên hoan phim này, ai cũng sẽ phải thấy là những lo ngại đó không phải không có cơ sở.

*** Nhân vật với lịch sử

Cung Lạc - Alexandros: Vị tướng thiên tài thời cổ đại

Cách đây hơn 2.300 năm, trị vì Vương quốc cổ Mác-xê-đô-ni-a (Macedonia - bao gồm một phần lãnh thổ của Bulgaria và Hy Lạp) là vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại: Alexandros Đại đế, hay còn gọi là Alexandros III. Ông được người đời đánh giá là vị tướng vĩ đại trong mọi thời đại. Trong vòng 11 năm chinh phạt, vị vua này chưa hề nếm mùi thất bại, đồng thời đã thôn tính được tất cả vùng phía Đông I-ran và mở mang bờ cõi về Trung Á.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới