Lấy ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững là mục tiêu chính
22:10, ngày 12-10-2017
Tiếp tục Phiên họp thứ 15, chiều 12-10-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.
Theo Báo cáo của Chính phủ, 9 tháng đầu năm 2017, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt; tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đáp ứng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tập trung cho các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khu vực sản xuất kinh doanh. Với những kết quả tích cực đó, tăng trưởng GDP cả năm 2017 ước đạt 6,7%, hoàn thành mục tiêu đề ra, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước với khoảng cách lớn.
Giải đáp băn khoăn của các đại biểu Quốc hội về cơ sở đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực. Sức mua trong nước tăng rất mạnh, tiêu dùng đến tháng 9 đầu năm tăng 7,3% so với cùng kỳ. Do nhu cầu tiêu dùng tăng, nên các ngành sản xuất có bước phát triển mạnh, tăng đều và cao cả ở 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Trong đó, theo thống kê 9 tháng đầu năm 2017, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng tốt; sản xuất nông nghiệp phục hồi (tăng 2,28%), nhất là thủy sản tăng cao (tăng 5,42%); dịch vụ du lịch trong nước trong tăng tới 7,3 triệu lượt khách; xuất khẩu tăng rất cao 19,8%... Đây là những cơ sở để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% đã đề ra mặc dù công nghiệp khai khoáng sụt giảm. Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi mô hình tăng trưởng.
Bộ trưởng cũng cho rằng những tháng cuối năm 2017 còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến thời tiết phức tạp. Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo toàn bộ các bộ, ngành, các cấp địa phương không chủ quan; tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên trì, quyết liệt các giải pháp để đạt kết quả tăng trưởng cao nhất.
Đánh giá bối cảnh trong nước và quốc tế, những thuận lợi, khó khăn, Chính phủ dự kiến năm 2018 mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5-6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%...
Phát biểu tại phiên họp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao những nỗ lực, đổi mới, đột phá của Chính phủ trong điều hành kinh tế-xã hội năm 2017 đạt nhiều kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn cơ cấu tăng trưởng, mô hình tăng trưởng và các giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 như Nghị quyết Quốc hội giao.
Trong đó, Chính phủ cần chú ý đến tính bền vững của phát triển kinh tế-xã hội, quan tâm đến hiệu quả đầu tư công; sản xuất nông nghiệp vững chắc nhất là về thị trường tiêu thụ; công nghiệp có nhiều khởi sắc tuy nhiên cần làm rõ hơn giải pháp xử lý các dự án đầu tư lớn của Nhà nước đang thua lỗ; tiêu dùng nội địa cần tập trung phát triển lĩnh vực bán lẻ.
Về kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần quan tâm điều hành các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, về xuất nhập khẩu, lao động, việc làm, bội chi ngân sách, nợ công và khả năng trả nợ.
Bên cạnh đó là giải quyết tốt về vấn đề bảo vệ môi trường, đổi mới mô hình tăng trưởng, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp, giải quyết khiếu nại tố cáo...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản nhất trí với các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội mà Chính phủ trình tại phiên họp. Đồng thời đề nghị Chính phủ quan tâm quan điểm xuyên suốt của năm 2018 là "lấy ổn định kinh tế vĩ mô là chính, lấy phát triển bền vững là chính" chứ không chạy theo tăng trưởng nóng.
Ngoài đặt ra các chỉ tiêu, mục tiêu chung, Chính phủ cần nêu rõ mục tiêu chính, ưu tiên trong năm 2018 để tập trung chỉ đạo, giải quyết./.
Giải đáp băn khoăn của các đại biểu Quốc hội về cơ sở đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực. Sức mua trong nước tăng rất mạnh, tiêu dùng đến tháng 9 đầu năm tăng 7,3% so với cùng kỳ. Do nhu cầu tiêu dùng tăng, nên các ngành sản xuất có bước phát triển mạnh, tăng đều và cao cả ở 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Trong đó, theo thống kê 9 tháng đầu năm 2017, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng tốt; sản xuất nông nghiệp phục hồi (tăng 2,28%), nhất là thủy sản tăng cao (tăng 5,42%); dịch vụ du lịch trong nước trong tăng tới 7,3 triệu lượt khách; xuất khẩu tăng rất cao 19,8%... Đây là những cơ sở để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% đã đề ra mặc dù công nghiệp khai khoáng sụt giảm. Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi mô hình tăng trưởng.
Bộ trưởng cũng cho rằng những tháng cuối năm 2017 còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến thời tiết phức tạp. Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo toàn bộ các bộ, ngành, các cấp địa phương không chủ quan; tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên trì, quyết liệt các giải pháp để đạt kết quả tăng trưởng cao nhất.
Đánh giá bối cảnh trong nước và quốc tế, những thuận lợi, khó khăn, Chính phủ dự kiến năm 2018 mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5-6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%...
Phát biểu tại phiên họp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao những nỗ lực, đổi mới, đột phá của Chính phủ trong điều hành kinh tế-xã hội năm 2017 đạt nhiều kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn cơ cấu tăng trưởng, mô hình tăng trưởng và các giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 như Nghị quyết Quốc hội giao.
Trong đó, Chính phủ cần chú ý đến tính bền vững của phát triển kinh tế-xã hội, quan tâm đến hiệu quả đầu tư công; sản xuất nông nghiệp vững chắc nhất là về thị trường tiêu thụ; công nghiệp có nhiều khởi sắc tuy nhiên cần làm rõ hơn giải pháp xử lý các dự án đầu tư lớn của Nhà nước đang thua lỗ; tiêu dùng nội địa cần tập trung phát triển lĩnh vực bán lẻ.
Về kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần quan tâm điều hành các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, về xuất nhập khẩu, lao động, việc làm, bội chi ngân sách, nợ công và khả năng trả nợ.
Bên cạnh đó là giải quyết tốt về vấn đề bảo vệ môi trường, đổi mới mô hình tăng trưởng, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư pháp, giải quyết khiếu nại tố cáo...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản nhất trí với các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội mà Chính phủ trình tại phiên họp. Đồng thời đề nghị Chính phủ quan tâm quan điểm xuyên suốt của năm 2018 là "lấy ổn định kinh tế vĩ mô là chính, lấy phát triển bền vững là chính" chứ không chạy theo tăng trưởng nóng.
Ngoài đặt ra các chỉ tiêu, mục tiêu chung, Chính phủ cần nêu rõ mục tiêu chính, ưu tiên trong năm 2018 để tập trung chỉ đạo, giải quyết./.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển Đảng trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế  (12/10/2017)
Cập nhật thiệt hại về đê điều, hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ  (12/10/2017)
Hoạt động kinh tế giữa các nước thành viên SNG đang được phục hồi  (12/10/2017)
Mô hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ tích cực kinh tế thế giới  (12/10/2017)
Ứng cử viên Việt Nam rút khỏi cuộc đua Tổng Giám đốc UNESCO  (12/10/2017)
Hội nghị IPU-137: Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế  (12/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay