Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng dự Lễ khởi công Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc
22:24, ngày 21-09-2017
Sáng 21-9-2017, tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản phối hợp cùng các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đến dự khởi công khu công nghiệp được coi là tiêu biểu này của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc rộng hơn 213ha tại khu vực địa giới hành chính xã Thiện Kế và xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dự kiến khi hoàn thành khu công nghiệp này sẽ thu hút được 79 dự án đầu tư thứ cấp đến từ Nhật Bản vào khu công nghiệp này và thu hút hàng chục ngàn lao động.
Các ngành nghề, lĩnh vực thu hút vào Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc gồm ngành công nghiệp không gây ô nhiễm, ưu tiên các dự án công nghệ cao như sản xuất các loại động cơ; công nghiệp phụ trợ; sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ngành công nghiệp ôtô, xe máy; sản xuất phụ kiện điện tử, các sản phẩm cơ khí chính xác...
Tiến độ xây dựng cơ bản hoàn thiện toàn bộ hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 và khu xử lý nước thải trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được giao đất trên thực địa.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, lễ khởi công diễn ra vào dịp kỷ niệm 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam-Nhật Bản, là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước và sự phát triển.
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc được coi là có năng lực, tiên phong trong mọi lĩnh vực, tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, thu hút nhiều lao động.... được đông đảo cán bộ, người dân trong tỉnh đồng tình ủng hộ.
Để triển khai hiệu quả và Khu công nghiệp sớm đi vào hoạt động sản xuất tốt nhất, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công... khi xây dựng phải đảm bảo an toàn cho người lao động, môi trường, công trình và trang thiết bị khi vận hành sử dụng.
Xây dựng phải đảm bảo đúng tiến độ cam kết và có thể đẩy nhanh tiến độ càng sớm càng tốt; cần ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn Tập đoàn Sumitomo đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc trở thành một hình mẫu về hạ tầng, một khu công nghiệp điển hình về chất lượng hạ tầng và môi trường, đi đầu cả về văn hóa ứng xử ở Việt Nam, cũng như ở Vĩnh Phúc nói riêng.
Với uy tín của mình Tập đoàn Sumitomo sẽ tiếp tục là cầu nối cho các doanh nghiệp khác tại Nhật Bản đến đầu tư tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các ngành chức chức năng, các cấp chính quyền ở Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các nhà đầu tư, đặc biệt là Tập đoàn Sumitomo, Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp nhiều nguồn lực, góp phần thay đổi nhanh chóng, tạo ra sự đột phá cho sự phát triển ở Vĩnh Phúc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong nước.
Trước đó, ngày 22-10-2015, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án "Hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc" cho nhà đầu tư là Tập đoàn Sumitomo.
Đây là một dự án mà Vĩnh Phúc rất kỳ vọng, tin tưởng vì mục tiêu của dự án hướng tới phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp của chính đất nước Nhật Bản.
Điều này sẽ tạo một tiền đề phát triển bền vững, ổn định, đặc biệt là tạo bước đột phá cho công nghiệp Vĩnh Phúc vốn từ trước tới nay còn đơn điệu với sản phẩm chủ lực là ôtô, xe máy.
Dự kiến khi hoàn thành dự án sẽ thu hút được 79 dự án đầu tư thứ cấp đến từ Nhật Bản vào khu công nghiệp này.
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc là khu công nghiệp thứ 10 được thành lập trong tổng số 19 khu công nghiệp của Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục ưu tiên phát triển đến năm 2020./.
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc rộng hơn 213ha tại khu vực địa giới hành chính xã Thiện Kế và xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dự kiến khi hoàn thành khu công nghiệp này sẽ thu hút được 79 dự án đầu tư thứ cấp đến từ Nhật Bản vào khu công nghiệp này và thu hút hàng chục ngàn lao động.
Các ngành nghề, lĩnh vực thu hút vào Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc gồm ngành công nghiệp không gây ô nhiễm, ưu tiên các dự án công nghệ cao như sản xuất các loại động cơ; công nghiệp phụ trợ; sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ngành công nghiệp ôtô, xe máy; sản xuất phụ kiện điện tử, các sản phẩm cơ khí chính xác...
Tiến độ xây dựng cơ bản hoàn thiện toàn bộ hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 và khu xử lý nước thải trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được giao đất trên thực địa.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, lễ khởi công diễn ra vào dịp kỷ niệm 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam-Nhật Bản, là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước và sự phát triển.
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc được coi là có năng lực, tiên phong trong mọi lĩnh vực, tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, thu hút nhiều lao động.... được đông đảo cán bộ, người dân trong tỉnh đồng tình ủng hộ.
Để triển khai hiệu quả và Khu công nghiệp sớm đi vào hoạt động sản xuất tốt nhất, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công... khi xây dựng phải đảm bảo an toàn cho người lao động, môi trường, công trình và trang thiết bị khi vận hành sử dụng.
Xây dựng phải đảm bảo đúng tiến độ cam kết và có thể đẩy nhanh tiến độ càng sớm càng tốt; cần ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn Tập đoàn Sumitomo đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc trở thành một hình mẫu về hạ tầng, một khu công nghiệp điển hình về chất lượng hạ tầng và môi trường, đi đầu cả về văn hóa ứng xử ở Việt Nam, cũng như ở Vĩnh Phúc nói riêng.
Với uy tín của mình Tập đoàn Sumitomo sẽ tiếp tục là cầu nối cho các doanh nghiệp khác tại Nhật Bản đến đầu tư tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các ngành chức chức năng, các cấp chính quyền ở Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các nhà đầu tư, đặc biệt là Tập đoàn Sumitomo, Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp nhiều nguồn lực, góp phần thay đổi nhanh chóng, tạo ra sự đột phá cho sự phát triển ở Vĩnh Phúc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong nước.
Trước đó, ngày 22-10-2015, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án "Hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc" cho nhà đầu tư là Tập đoàn Sumitomo.
Đây là một dự án mà Vĩnh Phúc rất kỳ vọng, tin tưởng vì mục tiêu của dự án hướng tới phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp của chính đất nước Nhật Bản.
Điều này sẽ tạo một tiền đề phát triển bền vững, ổn định, đặc biệt là tạo bước đột phá cho công nghiệp Vĩnh Phúc vốn từ trước tới nay còn đơn điệu với sản phẩm chủ lực là ôtô, xe máy.
Dự kiến khi hoàn thành dự án sẽ thu hút được 79 dự án đầu tư thứ cấp đến từ Nhật Bản vào khu công nghiệp này.
Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc là khu công nghiệp thứ 10 được thành lập trong tổng số 19 khu công nghiệp của Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục ưu tiên phát triển đến năm 2020./.
Chính sách an sinh xã hội ở Nhật Bản  (21/09/2017)
Thái Nguyên cần tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh  (21/09/2017)
Thái Nguyên cần tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh  (21/09/2017)
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng phát triển  (21/09/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên