Việt Nam - Campuchia cam kết xây dựng đường biên giới hòa bình
23:09, ngày 16-08-2017
Ngày 16-8, tại tỉnh Kampot, Campuchia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia đã phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế xây dựng đường biên giới Campuchia - Việt Nam hoà bình, hữu nghị hợp tác cùng phát triển lần thứ 5, giai đoạn từ 2017 - 2020.
Dự hội nghị có lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Trung ương Đảng - và Phó Chủ tịch, bà Trương Thị Ngọc Ánh. Về phía lãnh đạo Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia có Phó Chủ tịch, bà Men Sam Ol, Ủy viên Thường trực Trung ương Đảng Nhân dân (CPP), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quan hệ với Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam và Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký, ông Nhem Valy. Cùng với đó là đại diện Đại sứ quán Việt Nam, Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, Mặt trận các tỉnh có đường biên giới chung, Hội hữu nghị của hai nước và Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia.
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Men Sam Ol nhấn mạnh, Campuchia và Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách trong nhiều giai đoạn của lịch sử. Hiện nay, hai nước đã bước sang một trang sử mới, với hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ, tiến bộ, phát triển và từng bước tiến tới sự tin cậy, góp phần bảo đảm an ninh, hợp tác, thịnh vượng, phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Bà gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc và luôn ghi nhớ không bao giờ quên công lao to lớn của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và Nhân dân Việt Nam anh em trong việc giải phóng và cứu thoát nhân dân Campuchia khỏi thảm hoạ diệt chủng, góp phần vào quá trình tìm kiếm hòa bình và công lý cho nhân dân Campuchia.
Bà đồng thời khẳng định, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia, sự ủng hộ, hợp tác của Việt Nam như viện trợ trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, xã hội và các lĩnh vực khác, đặc biệt là sự giúp đỡ, phối hợp với Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia đã góp phần giúp đất nước Campuchia phát triển như ngày nay. Bà Men Sam Ol nhấn mạnh, việc tổ chức hội nghị lần này chính là minh chứng cụ thể, cho thấy, việc vun đắp, tiếp tục củng cố và phát triển truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu rộng, vững chắc, nguyên vẹn và trường tồn.
Bà Men Sam Ol đề nghị, Mặt trận hai nước cần triển khai thành công tinh thần của Thông cáo chung để phổ biến rộng rãi cho nhân dân hai nước, nhằm củng cố và phát triển truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp. Bà nói: “Đặc biệt, Mặt trận hai nước cần khuyến khích các địa phương biên giới thành lập hội hữu nghị để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị hợp tác và giao lưu trên mọi lĩnh vực, trong đó quan tâm đến việc gìn giữ bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới".
Phát biểu chào mừng hội nghị, nhắc lại nội dung trong bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk ngày 23-6-1967 “Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu hiện rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết và đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, một nhân tố tích cực trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, nửa thế kỷ là một khoảng thời gian không dài so với bề dày lịch sử quan hệ hai dân tộc, nhưng đó là giai đoạn có ý nghĩa to lớn, đánh dấu mốc đoàn kết, tình cảm sắt son, tinh thần tương trợ lẫn nhau của hai dân tộc, khi quân đội, nhân dân hai nước luôn kề vai, sát cánh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng hội nghị diễn ra trong bối cảnh hết sức ý nghĩa khi Việt Nam và Campuchia kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, hai dân tộc láng giềng.
Trước thềm hội nghị, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Campuchia, đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đã có các cuộc tiếp xúc ý nghĩa với các nhà lãnh đạo Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia,… Tại các cuộc gặp này, hai bên cùng nhìn nhận lại chặng đường lịch sử quan hệ 50 năm qua, khẳng định những thành quả, chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm, khơi dậy tiềm năng, triển vọng, đề xuất về hoàn thiện cơ chế, chính sách và hợp tác phát triển, góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp hơn, tin cậy hơn, trên cơ sở đi vào chiều sâu và tầm cao mới.
Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Hội nghị quốc tế Xây dựng đường biên giới Campuchia - Việt Nam hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển lần thứ 5 không chỉ là một hoạt động định kỳ của Mặt trận hai nước, mà còn được Chính phủ Việt Nam xác định là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần vào thành công của Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
Để tiếp tục tăng cường quan hệ gắn bó giữa Mặt trận hai nước, góp phần vào việc củng cố và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhà nước, chính phủ và nhân dân hai nước, đặc biệt nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng hai bên cần thống nhất các mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể như phối hợp tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức phong phú và ở nhiều cấp độ khác nhau, để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và tình hữu nghị giữa hai dân tộc Campuchia - Việt Nam. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến những nội dung thông cáo chung về kết quả hội nghị, để nhân dân các địa phương có chung đường biên giới cùng nhau thi đua thực hiện; vận động nhân dân vùng biên giới đồng tình, ủng hộ chủ trương phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào phát triển du lịch tại các tỉnh biên giới với chủ đề “hai quốc gia, một điểm đến".
Đặc biệt, Mặt trận hai nước cần vận động nhân dân vùng biên giới hết lòng giúp đỡ các lực lượng phân giới, cắm mốc trên biên giới hai nước để thực hiện mục tiêu sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Quan hệ này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp bằng công sức và xương máu của biết bao người Việt Nam và Campuchia. Mặc dù có biết bao khó khăn thử thách với những thăng trầm của lịch sử, nhưng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển, là tài sản vô giá, thiêng liêng và bền vững của hai dân tộc".
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tin tưởng rằng dù bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ này phát triển tốt đẹp, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân Campuchia và Việt Nam. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Đây không chỉ là trách nhiệm cao cả, bổn phận của chúng ta hôm nay mà còn là của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước mai sau".
Tại hội nghị, đại diện của Mặt trận hai nước đã báo cáo hoạt động và kết quả công tác thực hiện thông cáo chung hội nghị lần thứ 4, tổ chức tại Việt Nam năm 2014. Đại diện Mặt trận các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước đã nêu nhiều tham luận, đóng góp nhiều ý kiến có ý nghĩa cho hội nghị, trong đó đều nhấn mạnh đoàn kết chính là sức mạnh để hợp tác lâu bền giữa hai nước.
Kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh và Phó Chủ tịch thường trực Nhem Valy đã thông qua thông cáo chung giữa hai Mặt trận về kết quả hội nghị. Đại diện Mặt trận các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước cũng đã ký Bản Giao ước thi đua xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giai đoạn từ 2017 - 2020.
Thông cáo chung cho biết hai bên thống nhất phương hướng, nhiệm vụ phối hợp xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung trọng tâm hàng đầu như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên của hai nước hiểu biết sâu sắc hơn và tự hào về lịch sử quan hệ tốt đẹp, đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, qua đó có trách nhiệm giữ gìn và vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ tốt đẹp này; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của hai nhà nước trong các tầng lớp nhân dân vùng biên giới hai nước; phổ biến rộng rãi thông tin về chủ trương của hai nhà nước, các chương trình, hoạt động hợp tác toàn diện giữa hai nước Campuchia - Việt Nam nói chung và xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị nói riêng, vì lợi ích của nhân dân và sự phát triển của mỗi nước; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới và thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước; mở rộng các hình thức giao lưu hữu nghị nhân dân.
Hội nghị quốc tế Xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giai đoạn tiếp theo sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia phối hợp tổ chức vào năm 2020 tại Việt Nam.
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.137 km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, tiếp giáp 9 tỉnh của Campuchia là Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot.
Trước đó, đoàn đại biểu hai nước đã tới dâng hương tại Đài liệt sỹ Việt Nam - Campuchia ở tỉnh Kampot. Cũng nhân dịp này, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm, làm việc tại tỉnh Kampot và tặng quà cho các hộ nghèo người Campuchia tại tỉnh này.
Ngày 17-8, đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chương trình tặng quà cho các hộ gia đình người nghèo của Campuchia tại tỉnh Kep, trước khi kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Campuchia./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Men Sam Ol nhấn mạnh, Campuchia và Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách trong nhiều giai đoạn của lịch sử. Hiện nay, hai nước đã bước sang một trang sử mới, với hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ, tiến bộ, phát triển và từng bước tiến tới sự tin cậy, góp phần bảo đảm an ninh, hợp tác, thịnh vượng, phát triển kinh tế khu vực và thế giới. Bà gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc và luôn ghi nhớ không bao giờ quên công lao to lớn của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và Nhân dân Việt Nam anh em trong việc giải phóng và cứu thoát nhân dân Campuchia khỏi thảm hoạ diệt chủng, góp phần vào quá trình tìm kiếm hòa bình và công lý cho nhân dân Campuchia.
Bà đồng thời khẳng định, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia, sự ủng hộ, hợp tác của Việt Nam như viện trợ trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, xã hội và các lĩnh vực khác, đặc biệt là sự giúp đỡ, phối hợp với Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia đã góp phần giúp đất nước Campuchia phát triển như ngày nay. Bà Men Sam Ol nhấn mạnh, việc tổ chức hội nghị lần này chính là minh chứng cụ thể, cho thấy, việc vun đắp, tiếp tục củng cố và phát triển truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu rộng, vững chắc, nguyên vẹn và trường tồn.
Bà Men Sam Ol đề nghị, Mặt trận hai nước cần triển khai thành công tinh thần của Thông cáo chung để phổ biến rộng rãi cho nhân dân hai nước, nhằm củng cố và phát triển truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp. Bà nói: “Đặc biệt, Mặt trận hai nước cần khuyến khích các địa phương biên giới thành lập hội hữu nghị để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị hợp tác và giao lưu trên mọi lĩnh vực, trong đó quan tâm đến việc gìn giữ bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới".
Phát biểu chào mừng hội nghị, nhắc lại nội dung trong bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk ngày 23-6-1967 “Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu hiện rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết và đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, một nhân tố tích cực trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, nửa thế kỷ là một khoảng thời gian không dài so với bề dày lịch sử quan hệ hai dân tộc, nhưng đó là giai đoạn có ý nghĩa to lớn, đánh dấu mốc đoàn kết, tình cảm sắt son, tinh thần tương trợ lẫn nhau của hai dân tộc, khi quân đội, nhân dân hai nước luôn kề vai, sát cánh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng hội nghị diễn ra trong bối cảnh hết sức ý nghĩa khi Việt Nam và Campuchia kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, hai dân tộc láng giềng.
Trước thềm hội nghị, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Campuchia, đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đã có các cuộc tiếp xúc ý nghĩa với các nhà lãnh đạo Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia,… Tại các cuộc gặp này, hai bên cùng nhìn nhận lại chặng đường lịch sử quan hệ 50 năm qua, khẳng định những thành quả, chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm, khơi dậy tiềm năng, triển vọng, đề xuất về hoàn thiện cơ chế, chính sách và hợp tác phát triển, góp phần đưa quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp hơn, tin cậy hơn, trên cơ sở đi vào chiều sâu và tầm cao mới.
Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, Hội nghị quốc tế Xây dựng đường biên giới Campuchia - Việt Nam hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển lần thứ 5 không chỉ là một hoạt động định kỳ của Mặt trận hai nước, mà còn được Chính phủ Việt Nam xác định là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần vào thành công của Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
Để tiếp tục tăng cường quan hệ gắn bó giữa Mặt trận hai nước, góp phần vào việc củng cố và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhà nước, chính phủ và nhân dân hai nước, đặc biệt nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng hai bên cần thống nhất các mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể như phối hợp tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức phong phú và ở nhiều cấp độ khác nhau, để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và tình hữu nghị giữa hai dân tộc Campuchia - Việt Nam. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến những nội dung thông cáo chung về kết quả hội nghị, để nhân dân các địa phương có chung đường biên giới cùng nhau thi đua thực hiện; vận động nhân dân vùng biên giới đồng tình, ủng hộ chủ trương phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào phát triển du lịch tại các tỉnh biên giới với chủ đề “hai quốc gia, một điểm đến".
Đặc biệt, Mặt trận hai nước cần vận động nhân dân vùng biên giới hết lòng giúp đỡ các lực lượng phân giới, cắm mốc trên biên giới hai nước để thực hiện mục tiêu sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Quan hệ này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp bằng công sức và xương máu của biết bao người Việt Nam và Campuchia. Mặc dù có biết bao khó khăn thử thách với những thăng trầm của lịch sử, nhưng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển, là tài sản vô giá, thiêng liêng và bền vững của hai dân tộc".
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tin tưởng rằng dù bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ này phát triển tốt đẹp, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân Campuchia và Việt Nam. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Đây không chỉ là trách nhiệm cao cả, bổn phận của chúng ta hôm nay mà còn là của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước mai sau".
Tại hội nghị, đại diện của Mặt trận hai nước đã báo cáo hoạt động và kết quả công tác thực hiện thông cáo chung hội nghị lần thứ 4, tổ chức tại Việt Nam năm 2014. Đại diện Mặt trận các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước đã nêu nhiều tham luận, đóng góp nhiều ý kiến có ý nghĩa cho hội nghị, trong đó đều nhấn mạnh đoàn kết chính là sức mạnh để hợp tác lâu bền giữa hai nước.
Kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh và Phó Chủ tịch thường trực Nhem Valy đã thông qua thông cáo chung giữa hai Mặt trận về kết quả hội nghị. Đại diện Mặt trận các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước cũng đã ký Bản Giao ước thi đua xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giai đoạn từ 2017 - 2020.
Thông cáo chung cho biết hai bên thống nhất phương hướng, nhiệm vụ phối hợp xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung trọng tâm hàng đầu như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên của hai nước hiểu biết sâu sắc hơn và tự hào về lịch sử quan hệ tốt đẹp, đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, qua đó có trách nhiệm giữ gìn và vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ tốt đẹp này; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của hai nhà nước trong các tầng lớp nhân dân vùng biên giới hai nước; phổ biến rộng rãi thông tin về chủ trương của hai nhà nước, các chương trình, hoạt động hợp tác toàn diện giữa hai nước Campuchia - Việt Nam nói chung và xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị nói riêng, vì lợi ích của nhân dân và sự phát triển của mỗi nước; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới và thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước; mở rộng các hình thức giao lưu hữu nghị nhân dân.
Hội nghị quốc tế Xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giai đoạn tiếp theo sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia phối hợp tổ chức vào năm 2020 tại Việt Nam.
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.137 km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, tiếp giáp 9 tỉnh của Campuchia là Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot.
Trước đó, đoàn đại biểu hai nước đã tới dâng hương tại Đài liệt sỹ Việt Nam - Campuchia ở tỉnh Kampot. Cũng nhân dịp này, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm, làm việc tại tỉnh Kampot và tặng quà cho các hộ nghèo người Campuchia tại tỉnh này.
Ngày 17-8, đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chương trình tặng quà cho các hộ gia đình người nghèo của Campuchia tại tỉnh Kep, trước khi kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Campuchia./.
Thủ tướng đốc thúc các tư lệnh ngành thực hiện giải pháp phát triển kinh tế - xã hội  (16/08/2017)
Chủ tịch Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan kết thúc thăm Việt Nam  (16/08/2017)
Xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Võ Kim Cự  (16/08/2017)
Nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng  (16/08/2017)
Bà Hồ Thị Kim Thoa bị miễn nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công Thương  (16/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay