Kết quả bước đầu thực hiện 8 nhóm giải pháp của Chính phủ
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung sức chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện nghiêm 8 nhóm giải pháp. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2008 cho thấy, từ những quyết tâm đó, lạm phát đã cơ bản được kiềm chế và có xu hướng giảm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Qua 6 tháng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng phương tiện thanh toán (M2) trong nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 4,48% so với cuối năm 2007, thấp hơn cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước 24,62%). Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tháng 6 giảm 7,13% so với tháng 12-2007 và giảm 17,46% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên hiện nay là các ngân hàng thương mại mặc dù đã nâng mức lãi suất huy động ở mức cao, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc huy động tiền đồng; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiếu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu do với lãi suất cao (21%) các doanh nghiệp không đủ khả năng kinh doanh với mức lợi nhuận cao hơn lãi suất đi vay, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế; sự chênh lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do, nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc mua ngoại tệ để thực hiện các hợp đồng đã ký kết; khả năng thanh khoản của các ngân hàng còn gặp khó khăn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ, có độ rủi ro cao.
Việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu công được coi trọng để góp phần kiềm chế lạm phát. Các bộ ngành, địa phương đã triển khai nghiêm túc quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiết kiệm được khoảng 2.700 tỉ đồng, bằng 25% tổng dự phòng nhân sách nhà nước năm 2008; tiến hành rà soát các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 26-6-2008, có 36 bộ, ngành; 63 địa phương và 31 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả rà soát các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tập hợp số liệu từ các báo cáo này cho thấy: tổng số công trình, dự án đình, hoãn, ngừng triển khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỉ đồng, giảm 77,9% so với kế hoạch đã giao. Trong đó, số dự án đình hoãn và ngừng triển khai là: 1.089 dự án với tổng số vốn kế hoạch năm 2008 là 2.140 tỉ đồng. Số dự án dãn tiến độ thực hiện là 647 dự án với số vốn là 3.484,5 tỉ đồng.
Đối với trái phiếu chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp các bộ ngành, địa phương tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức vốn giảm 25% so với kế hoạch được Quốc hội thông qua; số vốn điều chỉnh đã được thông báo tới các bộ, ngành và địa phương.
Đồng thời với thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, tiết kiệm chi tiêu, các bộ, ngành, địa phương đã cụ thể hóa giải pháp của Chính phủ là tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đảm bảo cân đối cung - cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Nhờ đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt giá gạo và xi-măng đã được “hạ nhiệt” kịp thời. Nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu: quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên, đối với hoạt động xuất khẩu, các chính sách đề ra chưa có tác động tích cực, do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá cước vận chuyển tăng; lãi suất vay vốn ngân hàng cao, tỷ giá VNĐ/USD biến động không ổn định...
Để ổn định đời sống của người dân, nhất là hộ nghèo, vùng nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương thực hiện các giải pháp, chính sách để kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói và hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Đến ngày 26-6-1008, Ngân sách trung ương đã cấp 7.357,6 tỉ đồng để thực hiện các chính sách ổn định an sinh xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước./,
Chủ tịch nước làm việc tại tỉnh Nghệ An  (02/07/2008)
Ôt-xtrây-li-a cam kết phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam  (02/07/2008)
Quan hệ chiến lược mới Nga - EU  (02/07/2008)
Công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2007  (02/07/2008)
Công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2007  (02/07/2008)
Tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008  (02/07/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên