Ôt-xtrây-li-a cam kết phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam
Ôt-xtrây-li-a hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7, thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 4,56 tỉ USD năm 2007 và cũng là nước có các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam với 174 dự án, tổng vốn đăng ký 1,01 tỉ USD.
Phát biểu trong buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ôt-xtrây-li-a Stephen Smith sáng nay (2-7), tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức để tăng cường hơn nữa quan hệ với Ôt-xtrây-li-a trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, lao động... mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Stephen Smith cho biết đây là lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam nhân dịp hai nước chuẩn bị kỷ niệm 35 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời thông báo kết quả cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, ODA, giáo dục, du lịch, khoa học kỹ thuật và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực có nhiều tiềm năng khác như lao động, nông nghiệp, giao thông vận tải...
Hai bên cũng nhất trí sớm triển khai đối thoại cấp lãnh đạo bộ, hiệp định hỗ trợ tư pháp và dẫn độ. Hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ôt-xtrây-li-a - Niu Di-lân (AANZFTA). Bộ trưởng cho biết Chính phủ Ôt-xtrây-li-a sẽ tăng tổng giá trị học bổng lên 100 triệu USD cho sinh viên Việt Nam sang học tại nước này vào năm 2009, tăng viện trợ ODA và khẳng định Chính phủ Ôt-xtrây-li-a tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng ở khu vực và cam kết phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam. Bộ trưởng Stephen Smith chuyển lời mời của Thủ tướng nước này mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ôt-xtrây-li-a vào cuối năm nay, đồng thời Thủ tướng Ôt-xtrây-li-a mong muốn sớm sang thăm Việt Nam.
Hiện, Ôt-xtrây-li-a là đối tác thương mại lớn thứ 7, thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 4,56 tỉ USD năm 2007 và cũng là nước có các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam với 174 dự án, tổng vốn đăng ký 1,01 tỉ USD. Việt Nam là nước nhận viện trợ lớn thứ 4 của Ôt-xtrây-li-a với tổng ODA năm 2008 là 93,1 triệu đô-la Ôt-xtrây-li-a, tăng 1,3 triệu so với năm 2007. Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo ngày càng mở rộng và hiện có hơn 9.700 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại Ôt-xtrây-li-a và hàng ngàn sinh viên Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo của Ôt-xtrây-li-a tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Stephen Smith và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, đề nghị hai bên sớm xúc tiến triển khai hiệp định hợp tác về lao động, hỗ trợ tư pháp... Thủ tướng cũng đề nghị hai bên tăng cường cơ chế đối thoại cấp cao giữa hai Bộ, trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác kinh tế và giáo dục đào tạo, đồng thời Bộ Ngoại giao hai nước thu xếp chuyến thăm của Thủ tướng đến Ôt-xtrây-li-a vào thời điểm thích hợp.
Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Ôt-xtrây-li-a đã tăng viện trợ ODA cho Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn sinh sống tại nước này...
** Trước đó, tại Nhà khách Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ôt-xtrây-li-a Stephen Smith.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm hoan nghênh Bộ trưởng Stephen Smith lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam và đánh giá cao việc Chính phủ Công đảng mới của Ôt-xtrây-li-a tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh trong khi triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Ôt-xtrây-li-a.
Bộ trưởng Stephen Smith bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm chính thức Việt Nam kể từ khi ông được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao của Ôt-xtrây-li-a tháng 12-2007. Bộ trưởng đánh giá cao những thành tựu Việt Nam giành được trong công cuộc đổi mới cũng như trong triển khai chính sách đối ngoại, hội nhập vào khu vực và thế giới. Bộ trưởng khẳng định Chính phủ Australia tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng ở khu vực và cam kết phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam.
Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định Việt Nam coi trọng hợp tác ASEAN - Ôt-xtrây-li-a, hợp tác trong khuôn khổ Cấp cao Đông Á (EAS) cũng như ủng hộ các nỗ lực của Ôt-xtrây-li-a góp phần vào việc tăng cường hoà bình, ổn định và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cám ơn Ôt-xtrây-li-a đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Hai bên cũng trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ôt-xtrây-li-a - Niu Di-lân (AANZFTA)./
Quan hệ chiến lược mới Nga - EU  (02/07/2008)
Công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2007  (02/07/2008)
Công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2007  (02/07/2008)
Tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008  (02/07/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh: GDP 6 tháng đầu năm tăng 10,5%  (02/07/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên