Tham khảo chính trị Việt Nam và Bangladesh lần thứ nhất
Ngày 06-8, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý và Thứ trưởng Ngoại giao Bangladesh Md. Shahidul Haque đã đồng chủ trì kỳ họp Tham khảo Chính trị lần thứ nhất tại Dhaka, Bangladesh.
Tại cuộc tham khảo chính trị, hai Thứ trưởng đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước và thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương.
Cụ thể, về quan hệ chính trị, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao. Bangladesh mong đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang sớm thăm chính thức trong thời gian tới.
Về quan hệ thương mại và đầu tư, hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước tiến hành các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến đầu tư tại mỗi nước, phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch 1 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đã đề ra; trong đó hai bên tích cực triển khai Thỏa thuận thương mại gạo giai đoạn 2017-2022, đẩy mạnh thăm dò hợp tác trong các lĩnh vực như sản xuất, lắp ráp xe máy.
Bangladesh cũng đề nghị Việt Nam xem xét nhập một số sản phẩm thuốc và khoai tây của Bangladesh.
Về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, hai bên khẳng định thúc đẩy đàm phán, tiến tới gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác Nông nghiệp (đã ký năm 2014); đồng thời tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Về an ninh-quốc phòng, Bangladesh đề nghị hai bên tăng cường trao đổi thông tin về chống khủng bố, chia sẻ kinh nghiệm bảo trì, bảo dưỡng máy bay; đồng thời nhất trí với đề nghị của Việt Nam về việc hỗ trợ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Ngoài ra, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, xóa đói, giảm nghèo, ký mới Chương trình trao đổi văn hóa và nghiên cứu mở đường bay thẳng hoặc chia sẻ chặng bay giữa hai nước trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại-đầu tư và giao lưu nhân dân.
Hai bên cũng khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, cũng như ủng hộ các ứng viên của nhau tại các tổ chức quốc tế.
Bangladesh ghi nhận đề nghị về việc ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ủng hộ ứng cử viên của Việt Nam vào vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2017-2022.
Hai bên cũng trao đổi thẳng thắn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao quan điểm của Bangladesh về vấn đề Biển Đông; theo đó Bangladesh khẳng định coi trọng việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, ủng hộ các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật phát quốc tế, tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực hướng tới giải pháp hòa bình, bền vững cho vấn đề này.
Cùng ngày, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Bangladesh, Thứ trưởng Đặng Đình Quý đã chào xã giao Bộ trưởng Bộ Hàng không dân dụng và Du lịch Rashed Khan Menon và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Mohammed Shahriar Alam.
Tại các cuộc gặp, phía Bangladesh đánh giá cao quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước; bày tỏ ngưỡng mộ quá trình đấu tranh và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam; nhấn mạnh hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và ý chí tự lực tự cường.
Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng, dựa trên nền tảng gắn bó chặt chẽ về lịch sử, truyền thống, cũng như tiềm năng và thế mạnh của hai nước, quan hệ Việt Nam-Bangladesh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới./.
Hội thảo vai trò của nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam và Lào  (07/08/2017)
Đợt mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc làm hàng chục người chết  (07/08/2017)
Các dân tộc ASEAN cùng gắn kết, chia sẻ lợi ích trên chặng đường mới  (07/08/2017)
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước dự lễ nhậm chức của Tổng thống Iran  (07/08/2017)
PVN và Vinatex sẽ tích cực phối hợp thực hiện thỏa thuận tiêu thụ xơ sợi  (07/08/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 31-7 đến ngày 06-8-2017  (07/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên