Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017
21:54, ngày 03-08-2017
TCCSĐT - Ngày 03-8-2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017. Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Thủ tướng yêu cầu phải nhận diện đúng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với từng ngành, từng lĩnh vực trên các mặt và phân tích kỹ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân để tìm cách khắc phục, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017.
Sáng 03-8, phát biểu mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các bộ, ngành, địa phương đặc biệt là Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ trên địa bàn cả nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, Thủ tướng nhìn nhận: Một xu hướng tích cực về phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã được thể hiện qua những chỉ số. Theo đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, tín dụng tăng mạnh. Sự chỉ đạo, quản lý, điều hành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu đem lại kết quả tốt; đặc biệt lãi suất giảm 0,5%, giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán đạt điểm cao nhất trong 9 năm. Xuất nhập khẩu tăng mạnh, gần 19%. Thu ngân sách đạt khá, trên 53 tỉnh, thành trong cả nước đã vượt thu so với cùng kỳ, Thủ tướng tin tưởng với quyết tâm cao, chắc chắn số thu ngân sách 2017 sẽ đạt chỉ tiêu đề ra. Giải ngân tháng 7 tăng 1,8 lần, có sự chuyển biến tốt. Thu hút đầu tư tăng mạnh nhất là khối FDI. Cả nước 7 tháng vừa qua có 73 ngàn doanh nghiệp mới đăng ký và trên 17 ngàn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Nhận diện đúng tình hình từng ngành, từng lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2017
Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước kết quả triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục y tế, giảm nghèo. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét tuyển Đại học, Cao đẳng diễn ra tốt. Đặc biệt các đoàn Việt Nam thi quốc tế các môn toán, lý, hóa, sinh đạt kết quả xuất sắc với nhiều huy chương vàng.
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Tổng Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, hàng loạt vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đang khẩn trương được xử lý, đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê và một số vụ việc khác. Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kỷ luật một số trường hợp sai phạm; tạo ra không khí phòng, chống tham nhũng quyết liệt trong toàn hệ thống.
Đề cập đến những bất cập, hạn chế cần khắc phục, tháo gỡ trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, công nghiệp chế tạo tăng nhưng khai khoáng vẫn giảm sâu. Một số địa phương mà sản xuất công nghiệp chủ lực không có khai khoáng nhưng vẫn tăng thấp hơn bình quân cả nước nhất là Hà Nội, Vĩnh Phúc. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, cả nước có tới 43 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cao hơn so với cùng kỳ. Một số mặt hàng nông sản phục hồi tốt như vải, nhãn, thịt heo nhưng trong khi giá thịt heo tăng bất thường thì giá ớt, thanh long giảm mạnh. Chi phí vận tải, logistic còn cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hoạt động giải ngân tăng 1,8 lần nhưng chưa đạt yêu cầu, mới đạt 38,5% trong 7 tháng, vốn trái phiếu mới đạt 2,1% dự toán…mặc dù đây là kênh tăng trưởng quan trọng cần phải làm tốt. Nhập siêu còn cao trên 3 tỷ USD, chủ yếu từ Hàn Quốc với 19 tỷ USD, trong khi xuất siêu sang EU gần 15 tỷ USD. Nguyên nhân nhập siêu cao, theo Thủ tướng là do các dự án FDI có nhu cầu nhập thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng lo ngại trước tình trạng dịch sốt xuất huyết lần đầu tiên lan rộng trong nhiều năm gần đây với trên 60 ngàn người nhiễm, trong đó trên 50 ngàn người nhập viện và đặc biệt có tới 17 người tử vong.
Tình trạng cháy, nổ, tai nạn giao thông diễn ra nghiêm trọng, có vụ cháy làm chết 8 người tại Hà Nội. Thủ tướng hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp làm việc với Hà Nội về vấn đề này với tinh thần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại trong hệ thống, nhất là cấp huyện, thị, xã, cấp cơ sở, còn chuyển biến chậm với tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà còn nhiều; thủ tục hành chính còn rườm rà; chưa ngăn chặn hết tiêu cực, kỷ cương phép nước chưa tốt, kỷ luật hành chính chưa nghiêm ở một số cán bộ công chức làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân, gây khó khăn cho sản xuất.
“Nhiều thông tin đến với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở các cấp, các ngành trong toàn hệ thống, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng cho biết và hoan nghênh việc Hà Nội đình chỉ công tác để kiểm điểm Phó Chủ tịch phường Văn Miếu. Những việc như vậy cần xử lý nghiêm trong toàn hệ thống. “Người ta nói các đồng chí cấp trên nói rất mạnh vấn đề này nhưng chuyển biến cả hệ thống để phục vụ nhân dân ở cơ sở còn rất nhiều vấn đề bất cập”. Thủ tướng cũng đề cập đến một số chủ trương triển khai chậm như việc chuyển 1 phần trong 5 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện nay sang mô hình doanh nghiệp để quản lý thu tốt hơn nhưng vẫn chưa được triển khai, chưa có cơ chế chuyển đổi phù hợp. Hoặc vấn đề cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước triển khai chậm ở nhiều bộ, ngành. Theo Kế hoạch, nhiệm vụ này phải đạt 65 ngàn tỷ năm 2017 nhưng mới làm được trên 10 ngàn tỷ; môi trường kinh doanh còn nhiều rào cản …
Vai trò của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan trọng trong điều hành, quản lý. Nếu Chính phủ nói chủ trương hay là thông điệp chỉ đạo quyết liệt mà nếu Bộ trưởng không chuyển biến, không làm đến nơi đến chốn những công việc có liên quan hoặc chưa nắm kỹ công việc để xử lý thì khó thành công, Thủ tướng lưu ý. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ cần đi sâu hơn để thảo luận, tháo gỡ những nút thắt cần thiết, đề xuất các giải pháp cụ thể trong 6 tháng còn lại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm 2017. “Anh nào chưa có lửa trong lòng mình, ngành mình thì hãy nhóm lên”, Thủ tướng kêu gọi và đề nghị các bộ, ngành cần hiến kế để thực thi nghiêm chính sách pháp luật và công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Gợi ý một số vấn đề như: Chi phí sản xuất kinh doanh, kho bãi còn cao; chi phí thủ tục hành chính cả thời gian và tiền bạc còn là gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành đi sâu thảo luận tại Phiên họp. Ngoài ra là việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung giải ngân 1 số dự án kéo dài như đường sắt Cát Linh - Hà Đông...; các giải pháp ngăn chặn nạn chặt phá rừng; khai thác khoáng sản trái phép; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết… “Các tư lệnh lĩnh vực phải có giải pháp để đảm bảo cho ngành mình, đơn vị mình đạt mục tiêu tăng trưởng”, Thủ tướng chỉ đạo.
Sau phát biểu khai mạc, Thủ tướng chủ trì buổi làm việc về xây dựng thể chế.
*** Chiều, cùng ngày, tiếp tục chương trình Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, các thành viên Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số tiêu dùng tháng 7 tăng 0,31% so với tháng 12-2016 và tăng 0,11% so với tháng trước. Đặc biệt tín dụng tăng trưởng cao nhất cùng kỳ của 6 năm gần đây, tăng 8,92% so với tháng 12-2016 trong khi cùng kỳ của năm 2016 tăng 8,02%. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đều giảm.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt; công nghiệp chuyển biến tích cực, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng 6,5% mặc dù khai khoáng tăng trưởng âm 7,5% so với cùng kỳ; chế biến, chế tạo tăng 10,6%. Tổng mức hàng hoá bán lẻ, dịch vụ tăng 10%. Đến thời điểm này đã có 7,24 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 28,8% so với cùng kỳ của năm 2016. Đây là dấu hiệu tích cực cho ngành du lịch sau khi thực hiện một số giải pháp như miễn visa, cấp visa điện tử cho khách quốc tế đến Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 tháng đầu năm tăng mạnh. Tổng vốn cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần 7 tháng đầu năm ước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ. Ước giải ngân 7 tháng đạt 9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Phát biểu kết luận Phiên họp, đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, Thủ tướng nhìn nhận, còn nhiều tồn tại và nhiệm vụ những tháng còn lại rất nặng nề. Các bộ, ngành, địa phương cần phải tập trung giải quyết công việc quyết liệt, đồng bộ. Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu đã được phân công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm người đứng đầu; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ.
Lưu ý đến việc nâng cao chất lượng chính sách, phản ứng chính sách kịp thời và nhất quán, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng đạt kế hoạch. Tại phiên họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư rà lại, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20-8-2017 để có đối sách rõ ràng hơn trong từng ngành, từng lĩnh vực. Khẩn trương hoàn thành giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34 -35% GDP; rà soát, đẩy mạnh tháo gỡ các rào cản, các điều kiện kinh doanh không phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ tín dụng theo hướng giảm lãi suất cho vay, đưa dư nợ tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định vĩ mô. Bộ Công Thương chỉ đạo phát triển mạnh thị trường trong nước, không để nước ngoài chiếm lĩnh, thâu tóm thị trường trong nước. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khuyến khích tiêu dùng nội địa. Bộ Giao thông vận tải có giải pháp nâng cao công suất sử dụng cảng Cái Mép - Thị Vải, một trong 19 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu siêu trọng; Xây dựng cụm hậu cần phục vụ cụm cảng Sài Gòn; Nghiên cứu giảm chi phí xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng. Bộ Tài chính chỉ đạo giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%. Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát thủ tục cấp phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ khuyến khích xây dựng hệ thống dữ liệu mở quốc gia ở các địa phương trên tinh thần công khai, minh bạch, sát dân, sát cơ sở, thúc đẩy khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh. Với ngành nông nghiệp, Thủ tướng đặt nhiệm vụ GDP nông nghiệp tăng 3% trong năm nay. Xuất khẩu nông sản, lương thực lớn hơn hoặc bằng 33 tỷ USD. Về phát triển công nghiệp xây dựng, loại bỏ các điều kiện kinh doanh mang tính áp đặt không hợp lý, bảo đảm cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Các tập đoàn, tổng công ty thuộc các Bộ Công Thương, Xây dựng và các bộ, ngành liên quan bảo đảm các điều kiện cho phát triển như điện lực, có phương thức cung cấp vật liệu thay thế cát… Ngành Du lịch phấn đấu đạt 13 - 15 triệu khách quốc tế.
Cho rằng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, Thủ tướng chỉ đạo rà soát vướng mắc, tổ chức thực hiện để triển khai sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Trước hết, thực hiện thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Kết luận của Tổng bí thư, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để góp phần xây dựng Chính phủ liêm chính. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, chủ trương chính sách. Triển khai tốt các kênh đối thoại, xử lý thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp qua các cổng thông tin của bộ, của Chính phủ.
Thủ tướng quán triệt trong chỉ đạo cần chú ý phòng chống thiên tai, hiện đang vào mùa mưa bão và diễn ra khốc liệt, với tinh thần sẵn sàng. Thủ tướng nhất trí với các biện pháp giảm chi phí chính thức và không chính thức như giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, cải cách thủ tục hành chính, giảm phí kiểm định, thẩm tra ở một số ngành… Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đầu quý IV-2017 có báo cáo sơ kết tình hình giảm chi phí doanh nghiệp, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo tinh thần năm 2017 là năm giảm chi phí doanh nghiệp./
Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, Thủ tướng nhìn nhận: Một xu hướng tích cực về phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã được thể hiện qua những chỉ số. Theo đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, tín dụng tăng mạnh. Sự chỉ đạo, quản lý, điều hành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu đem lại kết quả tốt; đặc biệt lãi suất giảm 0,5%, giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán đạt điểm cao nhất trong 9 năm. Xuất nhập khẩu tăng mạnh, gần 19%. Thu ngân sách đạt khá, trên 53 tỉnh, thành trong cả nước đã vượt thu so với cùng kỳ, Thủ tướng tin tưởng với quyết tâm cao, chắc chắn số thu ngân sách 2017 sẽ đạt chỉ tiêu đề ra. Giải ngân tháng 7 tăng 1,8 lần, có sự chuyển biến tốt. Thu hút đầu tư tăng mạnh nhất là khối FDI. Cả nước 7 tháng vừa qua có 73 ngàn doanh nghiệp mới đăng ký và trên 17 ngàn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Nhận diện đúng tình hình từng ngành, từng lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2017
Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước kết quả triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục y tế, giảm nghèo. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét tuyển Đại học, Cao đẳng diễn ra tốt. Đặc biệt các đoàn Việt Nam thi quốc tế các môn toán, lý, hóa, sinh đạt kết quả xuất sắc với nhiều huy chương vàng.
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Tổng Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, hàng loạt vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đang khẩn trương được xử lý, đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê và một số vụ việc khác. Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kỷ luật một số trường hợp sai phạm; tạo ra không khí phòng, chống tham nhũng quyết liệt trong toàn hệ thống.
Đề cập đến những bất cập, hạn chế cần khắc phục, tháo gỡ trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, công nghiệp chế tạo tăng nhưng khai khoáng vẫn giảm sâu. Một số địa phương mà sản xuất công nghiệp chủ lực không có khai khoáng nhưng vẫn tăng thấp hơn bình quân cả nước nhất là Hà Nội, Vĩnh Phúc. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, cả nước có tới 43 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cao hơn so với cùng kỳ. Một số mặt hàng nông sản phục hồi tốt như vải, nhãn, thịt heo nhưng trong khi giá thịt heo tăng bất thường thì giá ớt, thanh long giảm mạnh. Chi phí vận tải, logistic còn cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hoạt động giải ngân tăng 1,8 lần nhưng chưa đạt yêu cầu, mới đạt 38,5% trong 7 tháng, vốn trái phiếu mới đạt 2,1% dự toán…mặc dù đây là kênh tăng trưởng quan trọng cần phải làm tốt. Nhập siêu còn cao trên 3 tỷ USD, chủ yếu từ Hàn Quốc với 19 tỷ USD, trong khi xuất siêu sang EU gần 15 tỷ USD. Nguyên nhân nhập siêu cao, theo Thủ tướng là do các dự án FDI có nhu cầu nhập thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng lo ngại trước tình trạng dịch sốt xuất huyết lần đầu tiên lan rộng trong nhiều năm gần đây với trên 60 ngàn người nhiễm, trong đó trên 50 ngàn người nhập viện và đặc biệt có tới 17 người tử vong.
Tình trạng cháy, nổ, tai nạn giao thông diễn ra nghiêm trọng, có vụ cháy làm chết 8 người tại Hà Nội. Thủ tướng hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp làm việc với Hà Nội về vấn đề này với tinh thần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại trong hệ thống, nhất là cấp huyện, thị, xã, cấp cơ sở, còn chuyển biến chậm với tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà còn nhiều; thủ tục hành chính còn rườm rà; chưa ngăn chặn hết tiêu cực, kỷ cương phép nước chưa tốt, kỷ luật hành chính chưa nghiêm ở một số cán bộ công chức làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân, gây khó khăn cho sản xuất.
“Nhiều thông tin đến với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở các cấp, các ngành trong toàn hệ thống, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng cho biết và hoan nghênh việc Hà Nội đình chỉ công tác để kiểm điểm Phó Chủ tịch phường Văn Miếu. Những việc như vậy cần xử lý nghiêm trong toàn hệ thống. “Người ta nói các đồng chí cấp trên nói rất mạnh vấn đề này nhưng chuyển biến cả hệ thống để phục vụ nhân dân ở cơ sở còn rất nhiều vấn đề bất cập”. Thủ tướng cũng đề cập đến một số chủ trương triển khai chậm như việc chuyển 1 phần trong 5 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện nay sang mô hình doanh nghiệp để quản lý thu tốt hơn nhưng vẫn chưa được triển khai, chưa có cơ chế chuyển đổi phù hợp. Hoặc vấn đề cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước triển khai chậm ở nhiều bộ, ngành. Theo Kế hoạch, nhiệm vụ này phải đạt 65 ngàn tỷ năm 2017 nhưng mới làm được trên 10 ngàn tỷ; môi trường kinh doanh còn nhiều rào cản …
Vai trò của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan trọng trong điều hành, quản lý. Nếu Chính phủ nói chủ trương hay là thông điệp chỉ đạo quyết liệt mà nếu Bộ trưởng không chuyển biến, không làm đến nơi đến chốn những công việc có liên quan hoặc chưa nắm kỹ công việc để xử lý thì khó thành công, Thủ tướng lưu ý. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ cần đi sâu hơn để thảo luận, tháo gỡ những nút thắt cần thiết, đề xuất các giải pháp cụ thể trong 6 tháng còn lại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm 2017. “Anh nào chưa có lửa trong lòng mình, ngành mình thì hãy nhóm lên”, Thủ tướng kêu gọi và đề nghị các bộ, ngành cần hiến kế để thực thi nghiêm chính sách pháp luật và công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Gợi ý một số vấn đề như: Chi phí sản xuất kinh doanh, kho bãi còn cao; chi phí thủ tục hành chính cả thời gian và tiền bạc còn là gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành đi sâu thảo luận tại Phiên họp. Ngoài ra là việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung giải ngân 1 số dự án kéo dài như đường sắt Cát Linh - Hà Đông...; các giải pháp ngăn chặn nạn chặt phá rừng; khai thác khoáng sản trái phép; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết… “Các tư lệnh lĩnh vực phải có giải pháp để đảm bảo cho ngành mình, đơn vị mình đạt mục tiêu tăng trưởng”, Thủ tướng chỉ đạo.
Sau phát biểu khai mạc, Thủ tướng chủ trì buổi làm việc về xây dựng thể chế.
*** Chiều, cùng ngày, tiếp tục chương trình Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, các thành viên Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số tiêu dùng tháng 7 tăng 0,31% so với tháng 12-2016 và tăng 0,11% so với tháng trước. Đặc biệt tín dụng tăng trưởng cao nhất cùng kỳ của 6 năm gần đây, tăng 8,92% so với tháng 12-2016 trong khi cùng kỳ của năm 2016 tăng 8,02%. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đều giảm.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt; công nghiệp chuyển biến tích cực, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng 6,5% mặc dù khai khoáng tăng trưởng âm 7,5% so với cùng kỳ; chế biến, chế tạo tăng 10,6%. Tổng mức hàng hoá bán lẻ, dịch vụ tăng 10%. Đến thời điểm này đã có 7,24 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 28,8% so với cùng kỳ của năm 2016. Đây là dấu hiệu tích cực cho ngành du lịch sau khi thực hiện một số giải pháp như miễn visa, cấp visa điện tử cho khách quốc tế đến Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 tháng đầu năm tăng mạnh. Tổng vốn cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần 7 tháng đầu năm ước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ. Ước giải ngân 7 tháng đạt 9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Phát biểu kết luận Phiên họp, đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, Thủ tướng nhìn nhận, còn nhiều tồn tại và nhiệm vụ những tháng còn lại rất nặng nề. Các bộ, ngành, địa phương cần phải tập trung giải quyết công việc quyết liệt, đồng bộ. Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu đã được phân công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm người đứng đầu; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ.
Lưu ý đến việc nâng cao chất lượng chính sách, phản ứng chính sách kịp thời và nhất quán, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng đạt kế hoạch. Tại phiên họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư rà lại, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20-8-2017 để có đối sách rõ ràng hơn trong từng ngành, từng lĩnh vực. Khẩn trương hoàn thành giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu đưa tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34 -35% GDP; rà soát, đẩy mạnh tháo gỡ các rào cản, các điều kiện kinh doanh không phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ tín dụng theo hướng giảm lãi suất cho vay, đưa dư nợ tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định vĩ mô. Bộ Công Thương chỉ đạo phát triển mạnh thị trường trong nước, không để nước ngoài chiếm lĩnh, thâu tóm thị trường trong nước. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khuyến khích tiêu dùng nội địa. Bộ Giao thông vận tải có giải pháp nâng cao công suất sử dụng cảng Cái Mép - Thị Vải, một trong 19 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu siêu trọng; Xây dựng cụm hậu cần phục vụ cụm cảng Sài Gòn; Nghiên cứu giảm chi phí xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng. Bộ Tài chính chỉ đạo giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%. Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát thủ tục cấp phép xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ khuyến khích xây dựng hệ thống dữ liệu mở quốc gia ở các địa phương trên tinh thần công khai, minh bạch, sát dân, sát cơ sở, thúc đẩy khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh. Với ngành nông nghiệp, Thủ tướng đặt nhiệm vụ GDP nông nghiệp tăng 3% trong năm nay. Xuất khẩu nông sản, lương thực lớn hơn hoặc bằng 33 tỷ USD. Về phát triển công nghiệp xây dựng, loại bỏ các điều kiện kinh doanh mang tính áp đặt không hợp lý, bảo đảm cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Các tập đoàn, tổng công ty thuộc các Bộ Công Thương, Xây dựng và các bộ, ngành liên quan bảo đảm các điều kiện cho phát triển như điện lực, có phương thức cung cấp vật liệu thay thế cát… Ngành Du lịch phấn đấu đạt 13 - 15 triệu khách quốc tế.
Cho rằng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, Thủ tướng chỉ đạo rà soát vướng mắc, tổ chức thực hiện để triển khai sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Trước hết, thực hiện thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Kết luận của Tổng bí thư, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để góp phần xây dựng Chính phủ liêm chính. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo, chủ trương chính sách. Triển khai tốt các kênh đối thoại, xử lý thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp qua các cổng thông tin của bộ, của Chính phủ.
Thủ tướng quán triệt trong chỉ đạo cần chú ý phòng chống thiên tai, hiện đang vào mùa mưa bão và diễn ra khốc liệt, với tinh thần sẵn sàng. Thủ tướng nhất trí với các biện pháp giảm chi phí chính thức và không chính thức như giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, cải cách thủ tục hành chính, giảm phí kiểm định, thẩm tra ở một số ngành… Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đầu quý IV-2017 có báo cáo sơ kết tình hình giảm chi phí doanh nghiệp, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo tinh thần năm 2017 là năm giảm chi phí doanh nghiệp./
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt tăng cường hợp tác  (03/08/2017)
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 7-2017  (03/08/2017)
Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội  (03/08/2017)
Thủ tướng Cộng hòa Mozambique kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (03/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên