Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt tăng cường hợp tác
21:52, ngày 03-08-2017
Ngày 03-8-2017, tại thủ đô Vientiane, Hội nghị lần thứ sáu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam về “Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội đối với các sáng kiến hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) đã kết thúc tốt đẹp với việc các bên nhất trí ra Tuyên bố chung.
Trong Tuyên bố chung nhấn mạnh 3 ủy ban đối ngoại sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến phát triển đã được chính phủ ba nước ký kết, trên cơ sở quan hệ hữu nghị và truyền thống hợp tác lâu dài giữa ba nước.
Tham dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, hợp tác quốc tế, thông tin và báo chí Campuchia CheangVun; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào Eksavang Vongvichit; Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu,.
Ngoài ra, còn có đại diện của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Ngoại giao Lào; đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao của Việt Nam và đại diện Hội đồng Nhân dân, chính quyền địa phương Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Trong hai ngày diễn ra hội nghị (2-3/8), trong bầu không khí cởi mở, thắng thắn trên tinh thần hữu nghị truyền thống của ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam, các đại biểu đã nghe báo cáo tiến độ về việc thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển CLV; đóng góp vào báo cáo những tiến bộ trong thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến trong khu vực do đại diện của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam trình bày.
Các đại biểu cũng đã thảo luận các chính sách và luật pháp liên quan đến việc đi lại trái phép, di cư bất hợp pháp, hôn nhân trái phép của công dân trong Khu vực Tam giác phát triển, cũng như thảo luận việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển tại khu vực, trao đổi quan điểm về việc làm thế nào để tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh với nạn buôn lậu, buôn bán ma túy, buôn bán người và tội phạm xuyên biên giới, khủng bố và rà soát các chất cháy nổ sau chiến tranh ở Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Hội nghị cũng thảo luận về việc quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong cũng như môi trường thiên nhiên để bảo vệ dòng sông này và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững; thảo luận cách thức tăng cường hợp tác trong giảm thiểu, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và địa chất ở mỗi nước và ở toàn Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Hội nghị cũng hoan nghênh và nhất trí ủng hộ nội dung Tuyên bố chung gồm 14 điểm của Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển CLV lần thứ tám, tổ chức từ ngày 24-25/11/2014 tại Vientiane, Lào, Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển CLV lần sáu tại Siem Reap, Campuchia, năm 2016 và các hội nghị khác giữa ba nước.
Hội nghị ghi nhận nỗ lực của Ủy ban Điều phối chung đã xây dựng Kế hoạch Hành động 2030 về kết nối kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam, Kế hoạch Phát triển ngành công nghiệp cao su 2020, Thỏa thuận Thúc đẩy và tạo thuận lợi thương mại ở Khu vực Tam giác phát triển CLV và Kế hoạch Phát triển du lịch; cũng như ủng hộ báo cáo về nghiên cứu sơ bộ Kế hoạch Phát triển cao su tại Khu vực Tam giác phát triển CLV; Ủng hộ Ủy ban Điều phối chung thành lập nhóm công tác đặc trách để cùng xây dựng kế hoạch phát triển du lịch chung nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho người dân trong khu vực.
Hội nghị đánh giá cao quyết định của Thủ tướng Chính phủ ba nước đã giao cho Ủy ban Điều phối chung thành lập Nhóm công tác đặc trách để tiến hành nghiên cứu khả thi về mở rộng hợp tác Khu vực Tam giác phát triển CLV và xác định những dự án ưu tiên trong sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nhằm tổ chức thúc đẩy thương mại và hội chợ thương mại, các đối tác phát triển và các thể chế tài chính khác hỗ trợ tài chính.
Hội nghị hoan nghênh thành công của kết quả đàm phán Thỏa thuận Tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại Khu vực Tam giác phát triển CLV mà chính phủ ba nước đã cùng ký kết ở Siêm Riệp, Campuchia năm 2016; và bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ ba nước đã thông qua 15 dự án ưu tiên (5 dự án mỗi nước) về phát triển cơ sở hạ tầng hướng tới tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du dịch và di chuyển hàng hóa và trao đổi giữa nhân dân trong Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Bên cạnh những thành tựu, hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng việc thực hiện các thỏa thuận về các dự án hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển CLV giữa chính phủ ba nước vẫn còn những điểm hạn chế và cần phải thúc đẩy hành động cụ thể như hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục, y tế và văn hóa; đặc biệt là chống buôn lậu, chất gây nghiện, nhiều loại hình tội phạm, trật tự và an ninh biên giới giữa ba nước cũng như tăng cường trách nhiệm của chính quyền quốc gia ở tất cả các cấp và phát triển nhân lực để tạo điều kiện cho phát triển và trao đổi giữa nhân dân ba nước.
Hội nghị thúc giục chính phủ các nước CLV tiếp tục thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến đã được cùng ký kết nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh trong Khu vực Tam giác phát triển CLV cũng như thúc đẩy hợp tác về việc bảo vệ và hạn chế việc buôn bán trái phép, buôn bán ma túy, buôn bán người và tất cả các loại hình tội phạm xuyên biên giới.
Hội nghị tiếp tục rà soát đề xuất của Quốc hội CLV về việc thành lập tiểu ban hoạt động như một cơ quan điều phối liên nghị viện để tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi việc thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết giữa ba chính phủ nhằm đảm bảo đạt kết quả cụ thể; đề nghị cải thiện cơ chế gặp gỡ giữa ba Ủy ban Đối ngoại trong khuôn khổ hợp tác nghị viện CLV thông qua tổ chức hội nghị hai năm một lần, (trước đây là thường niên) nhằm nhất quán với cơ chế của các cấp hội nghị CLV khác cũng như nhất quán với hệ thống chủ tịch luân phiên theo thứ tự abc hiện hành và thảo luận việc mở rộng phạm vi hợp tác.
Hội nghị đồng thuận rằng ba Ủy ban Đối ngoại sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến phát triển đã được chính phủ ba nước ký kết, trên cơ sở quan hệ hữu nghị và truyền thống hợp tác lâu dài giữa ba nước.
Kết thúc hội nghị, lãnh đạo 3 Ủy ban Đối ngoại Quốc hội ba nước đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Đối ngoại ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
Hội nghị lần thứ bảy Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2019./.
Tham dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, hợp tác quốc tế, thông tin và báo chí Campuchia CheangVun; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào Eksavang Vongvichit; Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu,.
Ngoài ra, còn có đại diện của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Ngoại giao Lào; đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao của Việt Nam và đại diện Hội đồng Nhân dân, chính quyền địa phương Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Trong hai ngày diễn ra hội nghị (2-3/8), trong bầu không khí cởi mở, thắng thắn trên tinh thần hữu nghị truyền thống của ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam, các đại biểu đã nghe báo cáo tiến độ về việc thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển CLV; đóng góp vào báo cáo những tiến bộ trong thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến trong khu vực do đại diện của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam trình bày.
Các đại biểu cũng đã thảo luận các chính sách và luật pháp liên quan đến việc đi lại trái phép, di cư bất hợp pháp, hôn nhân trái phép của công dân trong Khu vực Tam giác phát triển, cũng như thảo luận việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển tại khu vực, trao đổi quan điểm về việc làm thế nào để tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh với nạn buôn lậu, buôn bán ma túy, buôn bán người và tội phạm xuyên biên giới, khủng bố và rà soát các chất cháy nổ sau chiến tranh ở Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Hội nghị cũng thảo luận về việc quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong cũng như môi trường thiên nhiên để bảo vệ dòng sông này và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững; thảo luận cách thức tăng cường hợp tác trong giảm thiểu, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và địa chất ở mỗi nước và ở toàn Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Hội nghị cũng hoan nghênh và nhất trí ủng hộ nội dung Tuyên bố chung gồm 14 điểm của Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển CLV lần thứ tám, tổ chức từ ngày 24-25/11/2014 tại Vientiane, Lào, Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển CLV lần sáu tại Siem Reap, Campuchia, năm 2016 và các hội nghị khác giữa ba nước.
Hội nghị ghi nhận nỗ lực của Ủy ban Điều phối chung đã xây dựng Kế hoạch Hành động 2030 về kết nối kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam, Kế hoạch Phát triển ngành công nghiệp cao su 2020, Thỏa thuận Thúc đẩy và tạo thuận lợi thương mại ở Khu vực Tam giác phát triển CLV và Kế hoạch Phát triển du lịch; cũng như ủng hộ báo cáo về nghiên cứu sơ bộ Kế hoạch Phát triển cao su tại Khu vực Tam giác phát triển CLV; Ủng hộ Ủy ban Điều phối chung thành lập nhóm công tác đặc trách để cùng xây dựng kế hoạch phát triển du lịch chung nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho người dân trong khu vực.
Hội nghị đánh giá cao quyết định của Thủ tướng Chính phủ ba nước đã giao cho Ủy ban Điều phối chung thành lập Nhóm công tác đặc trách để tiến hành nghiên cứu khả thi về mở rộng hợp tác Khu vực Tam giác phát triển CLV và xác định những dự án ưu tiên trong sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nhằm tổ chức thúc đẩy thương mại và hội chợ thương mại, các đối tác phát triển và các thể chế tài chính khác hỗ trợ tài chính.
Hội nghị hoan nghênh thành công của kết quả đàm phán Thỏa thuận Tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại Khu vực Tam giác phát triển CLV mà chính phủ ba nước đã cùng ký kết ở Siêm Riệp, Campuchia năm 2016; và bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ ba nước đã thông qua 15 dự án ưu tiên (5 dự án mỗi nước) về phát triển cơ sở hạ tầng hướng tới tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du dịch và di chuyển hàng hóa và trao đổi giữa nhân dân trong Khu vực Tam giác phát triển CLV.
Bên cạnh những thành tựu, hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng việc thực hiện các thỏa thuận về các dự án hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển CLV giữa chính phủ ba nước vẫn còn những điểm hạn chế và cần phải thúc đẩy hành động cụ thể như hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục, y tế và văn hóa; đặc biệt là chống buôn lậu, chất gây nghiện, nhiều loại hình tội phạm, trật tự và an ninh biên giới giữa ba nước cũng như tăng cường trách nhiệm của chính quyền quốc gia ở tất cả các cấp và phát triển nhân lực để tạo điều kiện cho phát triển và trao đổi giữa nhân dân ba nước.
Hội nghị thúc giục chính phủ các nước CLV tiếp tục thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến đã được cùng ký kết nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh trong Khu vực Tam giác phát triển CLV cũng như thúc đẩy hợp tác về việc bảo vệ và hạn chế việc buôn bán trái phép, buôn bán ma túy, buôn bán người và tất cả các loại hình tội phạm xuyên biên giới.
Hội nghị tiếp tục rà soát đề xuất của Quốc hội CLV về việc thành lập tiểu ban hoạt động như một cơ quan điều phối liên nghị viện để tạo thuận lợi cho quá trình theo dõi việc thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết giữa ba chính phủ nhằm đảm bảo đạt kết quả cụ thể; đề nghị cải thiện cơ chế gặp gỡ giữa ba Ủy ban Đối ngoại trong khuôn khổ hợp tác nghị viện CLV thông qua tổ chức hội nghị hai năm một lần, (trước đây là thường niên) nhằm nhất quán với cơ chế của các cấp hội nghị CLV khác cũng như nhất quán với hệ thống chủ tịch luân phiên theo thứ tự abc hiện hành và thảo luận việc mở rộng phạm vi hợp tác.
Hội nghị đồng thuận rằng ba Ủy ban Đối ngoại sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến phát triển đã được chính phủ ba nước ký kết, trên cơ sở quan hệ hữu nghị và truyền thống hợp tác lâu dài giữa ba nước.
Kết thúc hội nghị, lãnh đạo 3 Ủy ban Đối ngoại Quốc hội ba nước đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Đối ngoại ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
Hội nghị lần thứ bảy Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2019./.
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 7-2017  (03/08/2017)
Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội  (03/08/2017)
Thủ tướng Cộng hòa Mozambique kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (03/08/2017)
Cán bộ chủ chốt toàn quân học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII)  (03/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên