Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường”
Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 15-5, Hội nghị bàn tròn các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị, với sự tham dự của các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ của 29 quốc gia khác gồm Argentina, Ba Lan, Belarus, Campuchia, Chile, Ethiopia, Hungary, Hy Lạp, Indonesia, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Lào, Malaysia, Myanmar, Mông Cổ, Nga, Pakistan, Fiji, Philippines, Séc, Serbia, Sri Lanka, Tây. Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Uzbekistan, Việt Nam; và Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trần Đại Quang dẫn đầu. Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu sự cần thiết của hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” để thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển; sáng kiến cần có sự tham gia của các nước, dựa trên sự tham vấn, đóng góp chung “cùng thắng” và nêu các đề nghị để làm sâu sắc quan hệ đối tác và sự phát triển trong liên kết.
Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đã trao đổi về tình hình kinh tế thế giới, những cơ hội, thách thức mà các quốc gia đang đối mặt và các biện pháp nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các quốc gia và thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.
Trong đó, các nhà lãnh đạo đã đề cập các thế mạnh, vai trò của các thể chế hợp tác khu vực và toàn cầu hiện nay, những lợi thế so sánh của mỗi nước và khu vực trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, trao đổi khoa học, công nghệ, giáo dục và du lịch.
Hội nghị nhất trí: Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua thúc đẩy các cơ chế hợp tác và chiến lược phát triển khu vực và toàn cầu, trong đó có Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; Thúc đẩy hợp tác công nghiệp, thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học-kỹ thuật; hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu; Tăng cường kết nối giữa các quốc gia, hỗ trợ các nước kém phát triển và đang phát triển khắc phục các nút thắt phát triển, nâng cao hiệu quả kết nối khu vực; Tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, giáo dục và bảo đảm người dân được hưởng lợi từ các cơ hội phát triển; Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Các nhà lãnh đạo đề cao tinh thần hòa bình, hợp tác, minh bạch, bao trùm, bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau và nhấn mạnh các nguyên tắc hợp tác gồm: Tôn trọng mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác trên cơ sở tham vấn; Hợp tác cùng có lợi; Tôn trọng sự đa dạng và đóng góp của các nền văn hóa cho phát triển bền vững; Kết hợp hài hòa vai trò của thị trường, doanh nghiệp và chính phủ; Bảo đảm tính bền vững về kinh tế, xã hội, tài chính và môi trường của các dự án; cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra thông cáo chung, theo đó khẳng định các quốc gia có trách nhiệm thúc đẩy hòa bình, hợp tác cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, và tạo dựng một cộng đồng hòa bình, thịnh vượng.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn mang tính bước ngoặt, mỗi quốc gia, khu vực đều tìm cách tiếp cận mới, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, khai thác hiệu quả những thành tựu tiên tiến của khoa học-công nghệ, bảo đảm môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để cùng phát triển bền vững.
Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến liên kết kinh tế, kết nối khu vực nói chung, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” nói riêng, và sẵn sàng hợp tác cùng các quốc gia nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đem lại lợi ích chung, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch nước nhấn mạnh hợp tác trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” cần: Gắn với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và các khuôn khổ hợp tác khu vực, toàn cầu hiện có; Bảo đảm các tiêu chí bền vững, hiệu quả và bao trùm; ưu tiên các dự án thiết thực, xuất phát từ nhu cầu phát triển của các quốc gia, khu vực; và Hợp tác phát triển bền vững dựa trên nguyên tắc động thuận, bình đẳng, tự nguyện, minh bạch, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Trao đổi về hợp tác kết nối, Chủ tịch nước chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối giao thông với các nước láng giềng, hỗ trợ các nước không có biển và trung chuyển tham gia ngày càng sâu và hưởng lợi từ hệ thống thương mại toàn cầu.
Chủ tịch nước nhấn mạnh sự cần thiết ưu tiên hàng đầu cho kết nối kinh tế thông suốt, hiệu quả giữa các quốc gia, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng giao thông liên lục địa, hình thành mạng lưới giao thông kết nối các quốc gia châu Á với nhau và giữa châu Á với châu Âu, châu Phi và châu Mỹ; phát huy hiệu quả của các hành lang giao thông thông qua các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và đi lại của người dân.
Để có một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đồng bộ giữa các quốc gia và khu vực, Chủ tịch nước cho rằng các định chế quốc tế có thể đóng góp tốt vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng thể thực trạng kết nối giữa các khu vực trên thế giới, từ đó xác định những “điểm trọng yếu” tập trung nguồn vốn đầu tư.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chia sẻ về các mục tiêu của Năm APEC 2017 và khẳng định Việt Nam, với vai trò là nước chủ nhà của Hội nghị APEC 2017 đã và đang tích cực hợp tác với các nền kinh tế thành viên để thúc đẩy tạo dựng quan hệ Đối tác châu Á-Thái Bình Dương vì phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21 và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” được tổ chức từ 14 đến 15-5 với chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”.
Trong khuôn khổ diễn đàn, đối thoại cấp cao giữa các đại biểu cấp Bộ trưởng, nguyên lãnh đạo các nước, giới doanh nghiệp và học giả đã được tổ chức với sáu phiên họp chuyên đề về kết nối chính sách, kết nối hạ tầng, kết nối thương mại, hội nhập tài chính, giao lưu nhân dân và trao đổi giữa các học giả.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc Nguyễn Xuân Thắng đã tham dự các phiên thảo luận của Đối thoại cấp cao.
Chiều 15-5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Bắc Kinh, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 11 đến 15-5, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình./.
Tạo điều kiện để Hải Phòng đột phá về phát triển kinh tế-xã hội  (15/05/2017)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam và Myanmar  (15/05/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình  (15/05/2017)
Công bố Kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững  (15/05/2017)
Thông cáo chung Việt-Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước  (15/05/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên