Các công ty Nhật Bản quan tâm dự án rạch Xuyên Tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh
21:48, ngày 08-04-2017
Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, sáng 08-4, tại Thủ đô Tokyo, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu, đã có cuộc gặp với nhóm các công ty Nhật Bản gồm Daiwa Housing, Mitsubishi, Fujita Engineering, Oriental Consulting Group về thực hiện dự án rạch Xuyên Tâm trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Rạch xuyên tâm có tổng chiều dài gần 10km. Dự kiến tổng vốn đầu tư dành cho Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm là hơn 5.000 tỷ đồng (nối từ kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, quận Bình Thạnh đến sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp). Dự án sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2.000 hộ dân, phần lớn là các hộ lấn chiếm kênh rạch.
Ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn năm nghiên cứu lập dự án khả thi và hiện công ty đang hoàn thiện. Ước tính chi phí giải phóng mặt bằng hơn 2.000 tỷ đồng và nằm trong tổng mức đầu tư của dự án, sẽ do nhà đầu tư chi trả.
Theo ông Nguyễn Văn Tám, công tác tổ chức giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ tái định cư sẽ do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh thực hiện; trong khi quỹ nhà tái định cư cũng đã được Thành phố chuẩn bị. Vì vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt sẽ được triển khai ngay sau khi Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn năm bàn giao ranh mốc chiếm dụng công trình, giải phóng mặt bằng.
Cảm ơn sự quan tâm của các công ty Nhật Bản đối với dự án, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, dự án ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân thành phố, vì dự án vừa cải tạo kênh rạch, chỉnh trang đô thị và nâng cao đời sống người dân.
Tuy nhiên, dự án đã nghiên cứu thực hiện quá lâu (từ năm 2010), vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam (Công ty CP Hà Nội Ngàn Năm) khẩn trương hoàn thiện dự án.
Đồng chí Đinh La Thăng nhấn mạnh các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia dự án cần khẩn trương làm các thủ tục hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; sớm ký kết với JICA để khẳng định nguồn vốn thực hiện dự án. Thành phố cam kết giải phóng mặt bằng không quá 18 tháng và quyết tâm để trong năm 2017 khởi động dự án và hoàn thành trước năm 2020.
Tại buổi làm việc, đại diện các nhà đầu tư Nhật Bản đã trao đổi, quan tâm tìm hiểu nhiều vấn đề về giải quyết vấn đề môi trường nước trên kênh; tiến độ giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng nhà ở mới hình thành từ dự án phát triển quỹ đất hai bên rạch cho người có thu nhập trung bình./.
Ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn năm nghiên cứu lập dự án khả thi và hiện công ty đang hoàn thiện. Ước tính chi phí giải phóng mặt bằng hơn 2.000 tỷ đồng và nằm trong tổng mức đầu tư của dự án, sẽ do nhà đầu tư chi trả.
Theo ông Nguyễn Văn Tám, công tác tổ chức giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ tái định cư sẽ do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh thực hiện; trong khi quỹ nhà tái định cư cũng đã được Thành phố chuẩn bị. Vì vậy, công tác bồi thường giải phóng mặt sẽ được triển khai ngay sau khi Công ty cổ phần Hà Nội Ngàn năm bàn giao ranh mốc chiếm dụng công trình, giải phóng mặt bằng.
Cảm ơn sự quan tâm của các công ty Nhật Bản đối với dự án, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, dự án ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân thành phố, vì dự án vừa cải tạo kênh rạch, chỉnh trang đô thị và nâng cao đời sống người dân.
Tuy nhiên, dự án đã nghiên cứu thực hiện quá lâu (từ năm 2010), vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam (Công ty CP Hà Nội Ngàn Năm) khẩn trương hoàn thiện dự án.
Đồng chí Đinh La Thăng nhấn mạnh các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia dự án cần khẩn trương làm các thủ tục hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; sớm ký kết với JICA để khẳng định nguồn vốn thực hiện dự án. Thành phố cam kết giải phóng mặt bằng không quá 18 tháng và quyết tâm để trong năm 2017 khởi động dự án và hoàn thành trước năm 2020.
Tại buổi làm việc, đại diện các nhà đầu tư Nhật Bản đã trao đổi, quan tâm tìm hiểu nhiều vấn đề về giải quyết vấn đề môi trường nước trên kênh; tiến độ giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng nhà ở mới hình thành từ dự án phát triển quỹ đất hai bên rạch cho người có thu nhập trung bình./.
ASEAN tái cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực  (08/04/2017)
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tưởng niệm nạn nhân khủng bố Stockholm  (08/04/2017)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Lào phối hợp tuyên truyền về các sự kiện lớn  (08/04/2017)
Việt Nam chia buồn vụ tấn công tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển  (08/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục chuyến thăm Thụy Điển  (08/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục chuyến thăm Thụy Điển  (08/04/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay