APEC 2017: Ngày làm việc thứ 12 chuẩn bị cho hoạt động then chốt
22:33, ngày 01-03-2017
TCCSĐT - Ngày 01-3, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ 12.
Trong ngày đã diễn ra các cuộc họp cuối cùng ở cấp Ủy ban, và một số cuộc họp Nhóm bạn Chủ tịch và Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU), trước khi các đại biểu bước vào hoạt động then chốt nhất là Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 02 và 03-3.
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 18-02 đến 03-3, các cuộc họp tập trung thảo luận 3 vấn đề chính gồm cụ thể hóa các nội hàm, đề xuất các sáng kiến triển khai 4 ưu tiên của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các cuộc họp tập trung thảo luận Kế hoạch triển khai các ưu tiên của 4 Ủy ban về thương mại và đầu tư, kinh tế, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, ngân sách và quản lý và các hợp tác khác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và Định hướng các hoạt động Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017.
Các cuộc họp cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) đã hoàn tất với hoạt động cuối cùng của Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế-kỹ thuật (SCE), Nhóm bạn Chủ tịch (FoTC) về kết nối và Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách (PSU).
Là hoạt động đầu tiên có sự tham dự trực tiếp của các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Nhóm bạn Chủ tịch về Kết nối đã cập nhật tiến độ thực hiện các sáng kiến nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Các nền kinh tế thảo luận việc thực hiện Kế hoạch dài hạn về đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng cũng như lộ trình cạnh tranh dịch vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh tăng cường kết nối sẽ góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển bao trùm và gắn kết, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và đưa các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lại gần nhau hơn.
Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật ngày 01-3 đã nghe báo cáo của Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương quốc tế Alan Bollard về việc hài hòa kế hoạch công tác của các cơ chế với mục tiêu và tầm nhìn tổng thể của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, Ủy ban đã rà soát, đóng góp ý kiến đối với kế hoạch hành động năm 2017 của các nhóm công tác trực thuộc.
Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật là cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, một trong những trọng tâm của Chương trình nghị sự Osaka Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đưa ra năm 1994 để triển khai các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. Hợp tác nâng cao năng lực cũng như góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên, qua đó thúc đẩy tính bao trùm và bền vững của hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc họp Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đã rà soát lại hoạt động của cơ quan này trong năm qua và những dự án đang triển khai. Trong năm 2016, Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đã thực hiện tổng cộng 18 ấn phẩm, báo cáo.
Một số nội dung nổi bật Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đang triển khai nghiên cứu là các nhân tố chính của cải cách cơ cấu, xu hướng kinh tế khu vực, thúc đẩy thương mại số phục vụ tăng trưởng bao trùm, chính sách hỗ trợ công nghiệp...
Thành lập năm 2008, Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách là cơ quan phụ trách nghiên cứu, tư vấn chính sách, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trong hoạch định chính sách, góp phần duy trì vai trò khởi xướng ý tưởng của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều vấn đề mới về liên kết và tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các báo cáo của Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đều được công bố trên trang thông tin điện tử của Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương quốc tế, qua đó thông tin cho các nền kinh tế thành viên, các doanh nghiệp và người dân trong khu vực về tình hình và triển vọng phát triển, liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề liên quan ở khu vực.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương quốc tế Alan Bollard đã có buổi gặp gỡ báo chí để thông tin về bối cảnh Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp và chia sẻ đánh giá triển vọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Bollard khẳng định trong bối cảnh tâm lý nghi ngại toàn cầu hóa hiện nay, Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương có nhiều lợi thế để khẳng định vai trò là động lực của liên kết kinh tế khu vực, do tính chất hợp tác tự nguyện, đồng thuận, không ràng buộc, có thể tập trung vào những nội dung hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả các bên đồng thời, là nền kinh tế đã hội nhập thành công, có được nhiều lợi ích từ mở cửa và tự do hóa thương mại, Việt Nam có thể phát huy vai trò to lớn trong dẫn dắt xu thế liên kết kinh tế quốc tế.
Trong ngày 01-3, Đoàn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương với việc chủ trì Nhóm bạn Chủ tịch về kết nối và cuộc họp Hội đồng Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách.
Tại cuộc họp báo, giới thiệu bối cảnh Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM 1), tiến sỹ Alan Bollard, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế cho biết, APEC có nhiều cuộc họp của các ủy ban với những ưu tiên khác nhau được tổ chức trong năm 2017. Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong năm nay, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức Năm APEC 2017 và Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho những cuộc họp trong cả năm.
Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC có tới 60 cuộc họp của các nhóm kỹ thuật khác nhau. Những hoạt động của APEC liên quan đến thương mại, đầu tư, biên giới, cải cách thương mại và các lĩnh vực chuyên môn khác, cố gắng thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực cũng như nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.
Cũng theo tiến sỹ Alan Bollard, đến nay các cuộc họp ở cấp kỹ thuật đã gần như hoàn thành, ngày 02 và 03-3, các quan chức APEC sẽ cùng họp với nhau để đưa ra những quyết định về ưu tiên cũng như những sáng kiến cụ thể sẽ được triển khai trong năm nay. Việt Nam đã đề xuất 4 lĩnh vực ưu tiên chính của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đánh giá về những ảnh hưởng của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong khu vực, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho biết thêm, trong năm 2016, khu vực APEC tăng trưởng 3,5% và năm 2017 hy vọng sẽ có sự phát triển dần dần trong quý Hai. Trong đó, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về chỉ số kinh doanh, thương mại. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục thu hút được tỷ lệ rất lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài và là một trong những nơi thu hút đầu tư ngoài lớn nhất thế giới.
Nhận định về bối cảnh kinh tế và tương lai khu vực, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho rằng, khu vực này dự kiến tăng trưởng 3,3% vào năm 2017 và sẽ có cải thiện tương đối vào năm 2018, đạt khoảng 3,6%. Điều này phụ thuộc vào sự cải thiện, phục hồi kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, có những rủi ro cần tính đến.
Đánh giá về sự chuẩn bị của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC, Tiến sỹ Alan Bollard cho rằng, Việt Nam đã rất nỗ lực chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp trong những ngày qua. Mọi việc đang tiến triển tích cực. Tuy APEC là sự kết hợp của 21 nền kinh tế thành viên có sự tăng trưởng không đồng đều, nhu cầu phát triển khác nhau, Việt Nam đã phải dành nhiều thời gian để kết nối thảo luận giữa các đại biểu của các nền kinh tế thành viên APEC.
Tiến sỹ Alan Bollard nhấn mạnh, năm 2020 là thời hạn cuối cùng để APEC thực hiện Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020, trong bối cảnh các nền kinh tế APEC phát triển không đồng đều. Hiện đã có rất nhiều tiến bộ trong việc thực hiện quá trình này. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận quá trình này đang chậm lại trong vài năm gần đây, đặt ra một thực tế là phải cải cách thể chế, cơ chế và vấn đề này vẫn đang được tiếp tục thực hiện ở các nền kinh tế thành viên APEC.
Liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, tiến sỹ Alan Bollard cho biết, APEC trông đợi lớn cho tương lai chung thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên. Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến trong năm 2017. Đây là nỗ lực để tiếp diễn những thành công, thành tựu đạt được từ năm 2016 và những năm trước đó. Việt Nam đã giúp chúng tôi đi đúng hướng trên con đường của mình.
Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho biết thêm, trong năm Việt Nam là chủ nhà APEC 2017, sẽ tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong bối cảnh thay đổi lớn về công nghệ đang diễn ra. Diễn đàn sẽ có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa, siêu nhỏ tiếp cận công nghệ, tiếp cận thị trường tốt hơn. Đây là một chủ đề ưu tiên thảo luận trong năm nay.
Những nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là cải cách các chính sách, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, đặc biệt là công nghệ số cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nâng cao kỹ năng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và nghiên cứu tác động của công nghệ số tới nền kinh tế, việc làm.
Ngày mai (02-3), các đại biểu đến từ các nền kinh tế APEC sẽ bước vào hoạt động then chốt nhất là cuộc họp hai ngày của các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương./.
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 18-02 đến 03-3, các cuộc họp tập trung thảo luận 3 vấn đề chính gồm cụ thể hóa các nội hàm, đề xuất các sáng kiến triển khai 4 ưu tiên của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các cuộc họp tập trung thảo luận Kế hoạch triển khai các ưu tiên của 4 Ủy ban về thương mại và đầu tư, kinh tế, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, ngân sách và quản lý và các hợp tác khác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và Định hướng các hoạt động Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017.
Các cuộc họp cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) đã hoàn tất với hoạt động cuối cùng của Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế-kỹ thuật (SCE), Nhóm bạn Chủ tịch (FoTC) về kết nối và Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách (PSU).
Là hoạt động đầu tiên có sự tham dự trực tiếp của các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Nhóm bạn Chủ tịch về Kết nối đã cập nhật tiến độ thực hiện các sáng kiến nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Các nền kinh tế thảo luận việc thực hiện Kế hoạch dài hạn về đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng cũng như lộ trình cạnh tranh dịch vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh tăng cường kết nối sẽ góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển bao trùm và gắn kết, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và đưa các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lại gần nhau hơn.
Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật ngày 01-3 đã nghe báo cáo của Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương quốc tế Alan Bollard về việc hài hòa kế hoạch công tác của các cơ chế với mục tiêu và tầm nhìn tổng thể của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, Ủy ban đã rà soát, đóng góp ý kiến đối với kế hoạch hành động năm 2017 của các nhóm công tác trực thuộc.
Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật là cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, một trong những trọng tâm của Chương trình nghị sự Osaka Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đưa ra năm 1994 để triển khai các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. Hợp tác nâng cao năng lực cũng như góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên, qua đó thúc đẩy tính bao trùm và bền vững của hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc họp Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đã rà soát lại hoạt động của cơ quan này trong năm qua và những dự án đang triển khai. Trong năm 2016, Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đã thực hiện tổng cộng 18 ấn phẩm, báo cáo.
Một số nội dung nổi bật Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đang triển khai nghiên cứu là các nhân tố chính của cải cách cơ cấu, xu hướng kinh tế khu vực, thúc đẩy thương mại số phục vụ tăng trưởng bao trùm, chính sách hỗ trợ công nghiệp...
Thành lập năm 2008, Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách là cơ quan phụ trách nghiên cứu, tư vấn chính sách, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trong hoạch định chính sách, góp phần duy trì vai trò khởi xướng ý tưởng của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều vấn đề mới về liên kết và tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các báo cáo của Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đều được công bố trên trang thông tin điện tử của Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương quốc tế, qua đó thông tin cho các nền kinh tế thành viên, các doanh nghiệp và người dân trong khu vực về tình hình và triển vọng phát triển, liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề liên quan ở khu vực.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương quốc tế Alan Bollard đã có buổi gặp gỡ báo chí để thông tin về bối cảnh Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp và chia sẻ đánh giá triển vọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Bollard khẳng định trong bối cảnh tâm lý nghi ngại toàn cầu hóa hiện nay, Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương có nhiều lợi thế để khẳng định vai trò là động lực của liên kết kinh tế khu vực, do tính chất hợp tác tự nguyện, đồng thuận, không ràng buộc, có thể tập trung vào những nội dung hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả các bên đồng thời, là nền kinh tế đã hội nhập thành công, có được nhiều lợi ích từ mở cửa và tự do hóa thương mại, Việt Nam có thể phát huy vai trò to lớn trong dẫn dắt xu thế liên kết kinh tế quốc tế.
Trong ngày 01-3, Đoàn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương với việc chủ trì Nhóm bạn Chủ tịch về kết nối và cuộc họp Hội đồng Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách.
Tại cuộc họp báo, giới thiệu bối cảnh Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM 1), tiến sỹ Alan Bollard, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế cho biết, APEC có nhiều cuộc họp của các ủy ban với những ưu tiên khác nhau được tổ chức trong năm 2017. Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong năm nay, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức Năm APEC 2017 và Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho những cuộc họp trong cả năm.
Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC có tới 60 cuộc họp của các nhóm kỹ thuật khác nhau. Những hoạt động của APEC liên quan đến thương mại, đầu tư, biên giới, cải cách thương mại và các lĩnh vực chuyên môn khác, cố gắng thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực cũng như nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.
Cũng theo tiến sỹ Alan Bollard, đến nay các cuộc họp ở cấp kỹ thuật đã gần như hoàn thành, ngày 02 và 03-3, các quan chức APEC sẽ cùng họp với nhau để đưa ra những quyết định về ưu tiên cũng như những sáng kiến cụ thể sẽ được triển khai trong năm nay. Việt Nam đã đề xuất 4 lĩnh vực ưu tiên chính của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đánh giá về những ảnh hưởng của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong khu vực, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho biết thêm, trong năm 2016, khu vực APEC tăng trưởng 3,5% và năm 2017 hy vọng sẽ có sự phát triển dần dần trong quý Hai. Trong đó, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về chỉ số kinh doanh, thương mại. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục thu hút được tỷ lệ rất lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài và là một trong những nơi thu hút đầu tư ngoài lớn nhất thế giới.
Nhận định về bối cảnh kinh tế và tương lai khu vực, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho rằng, khu vực này dự kiến tăng trưởng 3,3% vào năm 2017 và sẽ có cải thiện tương đối vào năm 2018, đạt khoảng 3,6%. Điều này phụ thuộc vào sự cải thiện, phục hồi kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, có những rủi ro cần tính đến.
Đánh giá về sự chuẩn bị của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC, Tiến sỹ Alan Bollard cho rằng, Việt Nam đã rất nỗ lực chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp trong những ngày qua. Mọi việc đang tiến triển tích cực. Tuy APEC là sự kết hợp của 21 nền kinh tế thành viên có sự tăng trưởng không đồng đều, nhu cầu phát triển khác nhau, Việt Nam đã phải dành nhiều thời gian để kết nối thảo luận giữa các đại biểu của các nền kinh tế thành viên APEC.
Tiến sỹ Alan Bollard nhấn mạnh, năm 2020 là thời hạn cuối cùng để APEC thực hiện Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020, trong bối cảnh các nền kinh tế APEC phát triển không đồng đều. Hiện đã có rất nhiều tiến bộ trong việc thực hiện quá trình này. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận quá trình này đang chậm lại trong vài năm gần đây, đặt ra một thực tế là phải cải cách thể chế, cơ chế và vấn đề này vẫn đang được tiếp tục thực hiện ở các nền kinh tế thành viên APEC.
Liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, tiến sỹ Alan Bollard cho biết, APEC trông đợi lớn cho tương lai chung thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên. Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến trong năm 2017. Đây là nỗ lực để tiếp diễn những thành công, thành tựu đạt được từ năm 2016 và những năm trước đó. Việt Nam đã giúp chúng tôi đi đúng hướng trên con đường của mình.
Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC Denis Hew cho biết thêm, trong năm Việt Nam là chủ nhà APEC 2017, sẽ tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong bối cảnh thay đổi lớn về công nghệ đang diễn ra. Diễn đàn sẽ có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa, siêu nhỏ tiếp cận công nghệ, tiếp cận thị trường tốt hơn. Đây là một chủ đề ưu tiên thảo luận trong năm nay.
Những nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là cải cách các chính sách, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, đặc biệt là công nghệ số cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nâng cao kỹ năng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và nghiên cứu tác động của công nghệ số tới nền kinh tế, việc làm.
Ngày mai (02-3), các đại biểu đến từ các nền kinh tế APEC sẽ bước vào hoạt động then chốt nhất là cuộc họp hai ngày của các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương./.
Hoạt động của Nhà vua Nhật Bản Akihito trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (01/03/2017)
Kỳ họp thứ hai Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021  (01/03/2017)
Quỹ bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh  (01/03/2017)
Báo chí Nhật đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu  (01/03/2017)
Thủ tướng: Cần có giải pháp quyết liệt để đạt tăng trưởng 6,7%  (01/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay