Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam
Cùng tham dự về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng đến thăm Chiết Giang, một trong những địa phương tiêu biểu về tinh thần khởi nghiệp, năng động, sáng tạo hàng đầu của Trung Quốc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh sự phát triển bền vững của mỗi nước và quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt-Trung có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước. Hiện nay, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang trên đà phát triển lành mạnh, ổn định, với những tiến triển tích cực trên các lĩnh vực. Trung Quốc liên tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN.
Tuy nhiên, nhu cầu và tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn. Hai bên cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, vì lợi ích và sự phát triển của cả hai bên.
Tổng Bí thư nêu rõ Việt Nam là thị trường mới nổi, với dân số 92 triệu người, kinh tế phát triển tích cực, ổn định với mức tăng trưởng liên tục 6-7%/năm, được đánh giá là một trong những thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn hàng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình đó, Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, góp phần vào sự phát triển của cả hai nước và củng cố hơn nữa quan hệ Việt-Trung.
Tổng Bí thư hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; kết hợp hợp tác đầu tư với chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển của Việt Nam.
Tổng Bí thư mong các doanh nghiệp hai nước tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển thương mại cùng có lợi ngày càng cân bằng và lành mạnh giữa hai nước; đẩy mạnh hoạt động du lịch nhằm tăng cường giao lưu, hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh, các doanh nhân, doanh nghiệp là lực lượng chủ lực, có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, gắn bó giữa nhân dân hai nước, tạo nền tảng vật chất cho quan hệ hai nước. Tổng Bí thư mong rằng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác để cùng chia sẻ và cùng phát triển với Việt Nam trong thời gian tới.
Trong phát biểu chào mừng, thay mặt chính quyền, nhân dân tỉnh Chiết Giang, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang Lương Lê Minh cho biết, tại cuộc gặp có nhiều doanh nghiệp Chiết Giang, Trung Quốc, quan tâm phát triển quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam. Hy vọng cuộc gặp sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, địa phương hai bên trong các lĩnh vực công nghệ cao, logistic, sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản…, đồng thời tăng cường hữu nghị, giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước. Phó Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, tương quan về lợi ích. Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam.
Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Chiết Giang sẽ tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác giữa Chiết Giang với các địa phương của Việt Nam. Phó Tỉnh trưởng Lương Lê Minh cho biết, từ lâu Chiết Giang đã có quan hệ hợp tác với Thừa Thiên- Huế và nhiều cơ quan, đối tác của Việt Nam. Hiện có 26 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Chiết Giang. Ngược lại, Chiết Giang đã có hơn 180 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn hơn 1,6 tỷ USD.
Phó tỉnh trưởng Lương Lê Minh tin tưởng rằng với sự hướng dẫn của Chính phủ, doanh nghiệp là chủ thể, hoạt động theo cơ chế thị trường, quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp, địa phương hai bên sẽ ngày càng sôi động và hiệu quả.
Nhân dịp này, Công ty Hoa Hạ Hạnh phúc (Trung Quốc) và công ty Thu Hà (Việt Nam) đã ký kết hợp đồng hợp tác phát triển khu đô thị sinh thái tại Khu đô thị Hòa Lạc, Hà Nội.
Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật các cán bộ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, do Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Mai dẫn đầu đến chào. Tổng Bí thư hoan nghênh tập thể cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, góp phần phát triển quan hệ giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Chiết Giang với các địa phương của Việt Nam nói riêng. Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc củng cố và tăng cường mối quan hệ lành mạnh, ổn định với Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng; mong muốn tập thể cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán tiếp tục nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư căn dặn cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán không ngừng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ, làm tốt công tác nghiên cứu dự báo tình hình, là cầu nối hữu hiệu thúc đẩy giao lưu văn hóa, du lịch, tăng cường hợp tác giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước, thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, góp phần vào sự phát triển chung của quan hệ hai Đảng, hai nước.
Tại Hàng Châu, Tổng Bí thư và Đoàn đã tham quan Tập đoàn Vạn Sự Lợi, một doanh nghiệp hàng đầu của Chiết Giang và Trung Quốc, nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất tơ lụa, đã 11 năm liên tục được xếp hạng trong Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Tại đây, Tổng Bí thư đã tham quan các gian trưng bày sản phẩm tơ lụa, nghe giới thiệu về tình hình sản xuất kinh doanh và nhưng thành tựu nổi bật của Tập đoàn.
Với hơn 40 năm phát triển, Tập đoàn Vạn Sự Lợi đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường, đi đầu trong đổi mới và sáng tạo, chuyển đổi thành công mô hình ngành công nghiệp sản xuất đặc sắc tơ lụa, phát triển “sản phẩm truyền thống kết hợp với sáng tạo văn hóa,” xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong doanh nghiệp dân doanh truyền thống Trung Quốc. Đặc biệt, Vạn Sự Lợi đã coi trọng và làm tốt công tác xây dựng Đảng, có nhiều đóng góp cho lợi ích chung của xã hội và đất nước Trung Quốc./.
Lo ngại vụ tấn công "sói đơn độc" trong lễ nhậm chức của ông Trump  (15/01/2017)
Ông Trump ủng hộ sự tan rã của EU  (15/01/2017)
Ông Trump ủng hộ sự tan rã của EU  (15/01/2017)
Người Việt tại Singapore tưng bừng đón Tết Đinh Dậu từ rất sớm  (15/01/2017)
Hỗ trợ Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào  (15/01/2017)
Giảm tối đa việc tổ chức các lễ hội, các chuyến khảo sát nước ngoài  (15/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay