Tặng bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa cho huyện Hoàng Sa
Ngày 10-01, tại Đà Nẵng, ông Trần Thắng, Việt kiều ở Mỹ, Chủ tịch Viện Văn hoá và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã đến trao tặng Tấm bản đồ “Partie de la Cochinchine” khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam cho Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.
Đây là tấm bản đồ do Phillipe Vandermaelen (1795-1869), nhà Địa lý học kiệt xuất, người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới rất nổi tiếng gồm 6 tập khổ lớn.
Bản đồ Partie de la Cochichine được vẽ liền một mảnh rộng ngang khổ giấy A3 thuộc số rất ít bản đồ tính cho đến những thập kỷ đầu thế kỷ XIX đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine (Đàng Trong, mà người phương Tây lúc đó dùng để chỉ khu vực miền Trung Việt Nam) là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa ít nhất vào những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khi bộ bản đồ được xây dựng và xuất bản.
Tấm bản đồ Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen xét trên mọi khía cạnh đều có thể được coi là một tài liệu vô giá không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học và đích thực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế rất cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tiếp nhận tấm bản đồ tại buổi trao tặng ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa cho biết đây là nghĩa cử cao đẹp mà anh Thắng đã dành cho huyện Hoàng Sa.
Trong suốt những năm qua, Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa đã đón nhận rất nhiều tình cảm và đóng góp quý giá như vậy. Đây chính là nguồn động viên và cũng là sức mạnh của chúng ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Về phần mình, Ủy ban Nhân dân huyện sẽ có trách nhiệm đưa những tư liệu quý giá này đến đông đảo nhân dân và du khách khi Nhà trưng bày Hoàng Sa hoàn thành và đi vào hoạt động, cũng như phát huy giá trị pháp lý của tư liệu để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc./.
Phó Thủ tướng: Dân số ngoại ô đổ vào đô thị tạo áp lực vô cùng lớn  (10/01/2017)
Kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ  (10/01/2017)
Khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí trong quy hoạch  (10/01/2017)
Bảo đảm công bằng xã hội trong bối cảnh cải cách ngành điện ở Việt Nam  (10/01/2017)
Nam Định hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh  (10/01/2017)
Phát huy tri thức địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu  (10/01/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay