Bảo đảm công bằng xã hội trong bối cảnh cải cách ngành điện ở Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 10-01-2017, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo “Bảo đảm công bằng xã hội trong bối cảnh cải cách ngành điện ở Việt Nam” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ những nghiên cứu và đối thoại chính sách về cải cách chính sách tài chính liên quan đến nhiên liệu hóa thạch do UNDP và Chính phủ Anh hỗ trợ, nhằm đưa ra những khuyến nghị cụ thể để giảm thiểu ảnh hưởng của cải cách chính sách tài chính liên quan đến nhiên liệu hóa thạch đối với doanh nghiệp và các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Báo cáo do Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (CAF/VASS) xây dựng với sự hỗ trợ của UNDP và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố tại Hội thảo, đề xuất dỡ bỏ trợ cấp tiền mặt và áp mức giá tối thiểu đối với 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên mỗi tháng cho tất cả mọi người. Báo cáo cũng đề xuất một lựa chọn chính sách khác để có thể duy trì giá ưu đãi cho 30kWh điện tiêu thụ đầu tiên mỗi tháng, đó là giữ mức giá hiện hành đối với bậc thang đầu và tích hợp việc trợ cấp tiền mặt hiện nay vào các chương trình hỗ trợ xã hội khác.
Báo cáo cho rằng, việc tăng giá điện trong năm 2017 và những năm tiếp theo là xu hướng tất yếu, trong khi đó các biện pháp giảm thiểu tác động nhằm bảo trợ các nhóm thu nhập thấp chưa bảo đảm hiệu quả và công bằng. Báo cáo chỉ ra một số hạn chế của các biện pháp hiện hành và đề xuất một cơ chế mới cho các biện pháp giảm thiểu tác động nhằm bảo đảm công bằng xã hội trong quá trình chuyển đổi sang thị trường điện bán lẻ hoàn toàn cạnh tranh và nền kinh tế các-bon thấp.
Hội thảo tập trung vào kết quả của nghiên cứu thứ tư và cũng là nghiên cứu cuối cùng trong chương trình hợp tác bắt đầu từ năm 2010 giữa UNDP và một loạt đối tác trong nước nhằm hỗ trợ Chính phủ trong nỗ lực cải cách chính sách tài chính đối với nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam. Bà Akiko Fujii, Phó Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Các biện pháp được đề xuất hôm nay về thay đổi cơ cấu giá điện và trợ cấp tiền mặt không nhằm mục đích áp đặt trách nhiệm xã hội đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà nhằm hỗ trợ EVN tái định hình hệ thống tính phí sử dụng điện để tối ưu hóa phúc lợi và phân bổ lại chi phí giữa người sử dụng. Các biện pháp này là cơ sở cho một hệ thống tính phí bảo đảm bền vững về kinh tế xã hội và môi trường - vừa bảo trợ được người nghèo và vừa thúc đẩy tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng”.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Báo cáo đề xuất Chính phủ hỗ trợ và khuyến khích áp dụng các sáng kiến và công nghệ tiết kiệm năng lượng để các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ những thay đổi về giá điện và dễ dàng vượt qua giai đoạn chuyển đổi.
Theo Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam GS.TS. Phạm Văn Đức, cần thảo luận kỹ việc thay đổi giá với các bên liên quan và kịp thời thông tin với các doanh nghiệp và các hộ gia đình để có được sự đồng thuận trong xã hội. Trong khi đó, Báo cáo cũng đề xuất ngành điện nên tích cực tìm kiếm, khai thác khả năng tăng quy mô sản xuất của các dạng năng lượng thay thế như điện gió và điện mặt trời. Những đột phá công nghệ giúp giảm chi phí của các nhà máy điện và tăng khả năng “phân bổ” sản xuất điện (tại địa phương), nhờ đó người tiêu dùng có thể giảm bớt hóa đơn tiền điện và các lưới điện quy mô nhỏ có thể giúp những cộng đồng vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo được sử dụng điện.
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Giles Lever nhận định: “Tương lai sẽ là nền kinh tế các-bon thấp. Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu đã gửi tín hiệu rõ ràng về điều này. Vương quốc Anh đã giảm 29% lượng khí thải so với năm 1990 và chúng tôi sẽ tiếp tục giảm 52% lượng khí thải vào năm 2028. Tại Việt Nam, cùng với các đối tác quốc tế khác, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra rằng, tăng trưởng với lượng các-bon thấp hơn, sạch hơn không những khả thi về mặt kỹ thuật mà còn đưa đến một tương lai bền vững và thịnh vượng hơn”./.
Nam Định hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh  (10/01/2017)
Phát huy tri thức địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu  (10/01/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 02 đến ngày 08-01-2017)  (09/01/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Samdech Sar Kheng  (09/01/2017)
Xây dựng Cao Bằng là hình mẫu về vượt khó vươn lên thoát nghèo  (09/01/2017)
Khai mạc Phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (09/01/2017)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay