Cần có chính sách để thu hút nhiều hơn kiều bào trở về quê hương
Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2010-2016, bàn phương hướng phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều 27-12, tại Hà Nội.
Thu hút kiều bào hướng về quê hương
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết năm 2016 đánh dấu 15 năm phối hợp giữa Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Hiện tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động đến người Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cần nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ các chính sách, giải pháp để bảo đảm cơ sở pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài; tận dụng quan hệ với các nước để giải quyết vấn đề địa vị pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích của người Việt Nam ở nước ngoài; thu hút kiều bào hướng về quê hương đóng góp cho đất nước.
Theo Phó Thủ tướng một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài có tri thức, khả năng, 80% người Việt thành đạt ở nước ngoài, sống ở các nước phát triển, là nguồn lực, nguồn chất xám rất quan trọng đóng góp cho đất nước. Đã có nhiều hình thức để vận động, lôi kéo, cuốn hút người Việt Nam có tri thức, khả năng, kinh nghiệm về xây dựng đất nước, việc vận động người Việt Nam trẻ tuổi ở nước ngoài hướng về quê hương là rất quan trọng, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động phải hiệu quả.
Đất nước thống nhất đã 40 năm, người Việt Nam ở nước ngoài đã có thế hệ thứ 2, 3, vì vậy cần có những hình thức tiếp cận khác, phong phú hơn, vận động kiều bào không chỉ theo bề rộng mà cần đi vào chiều sâu để tăng tính hiệu quả. Điều này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Thời gian qua, sự phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được những kết quả tích cực. Hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát lại các văn bản pháp luật của Nhà nước đã ban hành có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài; tham khảo ý kiến lẫn nhau trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
Đồng thời, hai bên đã phối hợp tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động doanh nhân, nhân sỹ, trí thức, kiều bào hướng về xây dựng quê hương, đất nước...
Sự phối hợp giữa hai bên trong thời gian qua còn một số hạn chế: Công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với kiều bào còn hạn chế, chưa thường xuyên, liên tục. Việc trao đổi thông tin về tình hình cộng đồng, về các vấn đề cần quan tâm trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữa hai cơ quan còn hạn chế. Việc hướng dẫn hoạt động về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở trong nước cũng như ở nước ngoài chưa có mô hình thống nhất. Số liệu, thông tin về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài chưa được cập nhật thường xuyên...
Tạo đồng thuận trong bảo vệ quyền, lợi ích của kiều bào
Giai đoạn 2016-2020, hai bên tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận trong Chương trình phối hợp; tiếp tục phối hợp rà soát các văn bản về chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác người Việt Nam ở nước ngoài, thống nhất các nội dung kiến nghị với Đảng, Nhà nước để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với yêu cầu thực tế; tổ chức, tham gia các hoạt động dành cho kiều bào; hướng dẫn các cơ quan chức năng ở địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội hướng dẫn các Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội thân nhân kiều bào tổ chức các hoạt động vận động, đoàn kết khi kiều bào về thăm quê hương, đất nước...
Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục phối hợp hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện để kiều bào được tham gia các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong nước; có ý kiến kiến nghị các cơ quan chức năng, địa phương, tổ chức chính trị-xã hội của Việt Nam trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, tạo đồng thuận trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bà con, hỗ trợ kiều bào có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú; triển khai, thực hiện Đề án ''Chung tay giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài''...
Thống nhất với ý kiến đề xuất của các đại biểu, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân gợi ý việc tiếp xúc, gặp gỡ kiều bào trở về quê hương cần có sự phối hợp giữa hai bên.
Trước mắt, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, nên tổ chức cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với kiều bào để Mặt trận lắng nghe ý kiến của kiều bào. Tương tự, khi tổ chức trại hè cho thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài, Mặt trận muốn được gặp gỡ, chia sẻ với các em để thế hệ trẻ hiểu hơn về tình hình đất nước.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân khẳng định từ năm 2017, Mặt trận sẽ định kỳ gặp mặt những chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, giảng viên Việt kiều về nước làm việc vào dịp hè để lắng nghe, đối thoại. Về vấn đề thành lập các Hội người Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, cần căn cứ tình hình thực tế của người Việt Nam ở từng nước để triển khai phù hợp, mục tiêu là động viên được hoạt động của các Hội người Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam đang hướng tới là Quốc gia khởi nghiệp, vì vậy cần khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài trở về khởi nghiệp ở quê hương. Để phong trào này hiệu quả, nên có trang thông tin điện tử về khởi nghiệp trong nước của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài; hằng năm có tọa đàm về nội dung này để thu hút thế hệ trẻ, kể cả những bạn trẻ Việt Nam đi học tập ở nước ngoài trở về. Đoàn thanh niên nên chủ trì vấn đề này, cùng với đó, cần làm tốt công tác khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài.
Quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nên tăng cường các buổi diễn văn hóa nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi... nhằm tăng cường giao lưu văn hóa giữa kiều bào với trong nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, cần chung tay, quyết tâm có những giải pháp để làm cho công tác kiều bào ngày càng tốt hơn, chăm lo tốt hơn cho cuộc sống của kiều bào, có chính sách để kiều bào trở về nhiều hơn...
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao Kỷ niệm chương tặng Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân vì những đóng góp cho công tác ngoại giao./.
Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Thái Nguyên  (27/12/2016)
Tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên  (27/12/2016)
Hội nghị Hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016  (27/12/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19-12 đến ngày 25-12-2016)  (27/12/2016)
Sáp nhập quận, bộ máy chính quyền tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn  (27/12/2016)
Thủ tướng “đặt hàng” Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam  (27/12/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên