Thành phố Hồ Chí Minh: Cử tri mong muốn có những giải pháp khả thi để phát triển bền vững
22:19, ngày 08-12-2016
TCCSĐT - Ngày 06-12-2016 đã khai mạc Kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá IX nhiệm kỳ 2016 - 2021, dự kiến bế mạc vào ngày 09-12-2016. Trước và trong khi Kỳ họp diễn ra, Hội đồng nhân dân Thành phố đã đón nhận hàng trăm ý kiến phản ánh, kiến nghị lãnh đạo Thành phố cần có giải pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí; giải quyết ngập lụt, kẹt xe và ô nhiễm ô trường…
Nên chăng chọn “Ngày toàn dân tham gia phòng, chống tham nhũng” ?
Theo ý kiến của nhiều cử tri Thành phố, mặc dù thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện một cách mạnh mẽ, nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa làm hài lòng dư luận. Trong đó, việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức không được công bố minh bạch để người dân giám sát; hay việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Để thực hiện giải pháp quyết liệt ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và kiên quyết thu hồi tài sản bị thất thoát do tham nhũng gây ra, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan hữu quan của nước ta cần học tập, vận dụng kinh nghiệm của các nước trong việc truy bắt người phạm tội tham nhũng đã trốn ra nước ngoài. Cử tri tại nhiều quận, huyện cho rằng, cần quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm đối với lãnh đạo các cấp sau khi nghỉ hưu mà trước đó trong vai trò đương chức để xảy ra hậu quả về kinh tế cho xã hội và Nhà nước. Đáng chú ý là, cư tri của Thành phố đã kiến nghị Đảng và Nhà nước ta nên chăng chọn 1 ngày trong năm làm ngày “Toàn dân tham gia phòng, chống tham nhũng”, với mục đích nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức xã hội và nhân dân.
Giảm chi, phát hành trái phiếu để hoàn thành chỉ tiêu
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đề cập: Với dự toán thu ngân sách được giao năm tới là gần 348.000 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày Thành phố phải thu gần 1.000 tỷ đồng mới hoàn thành chỉ tiêu, đây là con số rất lớn cần phải có sự nỗ lực chung của toàn Thành phố. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê đề nghị Thành phố phải quyết liệt hơn trong việc thu hồi mặt bằng, kho bãi của các cơ quan Trung ương cũng như địa phương khác trên địa bàn để bổ sung quỹ đất, tạo nguồn thu phục vụ việc phát triển chứ không chỉ thu hồi đất của dân.
Đối với vấn đề này, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy thuộc quận Thủ Đức đề nghị Thành phố phải quyết liệt giảm chi và tăng nguồn thu hơn nữa. Ví dụ, việc trợ giá cho xe buýt đã tiêu hao một khoản ngân sách rất lớn và không đem lại nguồn thu, không tạo được động lực cho các đơn vị kinh doanh cải tiến chất lượng dịch vụ, dẫn đến số lượt hành khách sử dụng xe buýt giảm liên tiếp các năm qua. Đề xuất giải pháp dài hạn, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy cho rằng, Thành phố phải tập trung vào nguồn thu bền vững là các doanh nghiệp, theo đó cần phải có các giải pháp tập trung cho các doanh nghiệp dẫn đầu, có tiềm năng sản xuất sản phẩm thay thế các sản phẩm mà Thành phố đang nhập siêu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả.
Theo đại biểu Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm tới thành phố được giao thu ngân sách 348.000 tỷ đồng, tăng hơn 49.000 tỷ đồng so với năm 2015. Để đạt được mục tiêu đó, Sở Tài chính đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố nhiều giải pháp để tăng thu ngân sách, trong đó sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; cố gắng giải ngân các khoản vay ưu đãi; khai thác từ nguồn thu quảng cáo trên toàn bộ hơn 2.000 xe buýt, trên các tuyến đường; rà soát quỹ nhà đất bán đấu giá để tạo nguồn thu, làm nguồn quỹ đất cho các dự án BT (xây dựng - chuyển giao). Bên cạnh đó, Thành phố sẽ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 100%.
Nạn “bến cóc”, “xe dù” vẫn ngang nhiên hoạt động
Ý kiến của cử tri băn khoăn, trong thời gian qua, mặc dù Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng tình hình ùn tắc giao thông không thuyên giảm. Theo đó, cử tri đề nghị cần tăng cường cảnh sát giao thông trong các giờ cao điểm tại các vị trí giao thông kết nối; có biện pháp chế tài mạnh hơn đối với các hành vi cố tình vi phạm như: lấn tuyến, không chấp hành biển báo hiệu.
Cùng với tình trạng bến xe trái phép tự phát mọc lên trên nhiều tuyến đường tại các quận, huyện gây ách tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, cử tri còn tỏ ra bức xúc về tình trạng “bến cóc”, “xe dù” đang gây mất trật tự nghiêm trọng, phức tạp trong toàn Thành phố. Đáng chú ý nhất là khu vực bến xe Thành Bưởi trên đường Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10. Sau khi được Nhà nước cho thuê đất, Công ty cổ phần Giày Sài Gòn đã cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi thuê lại để làm bến xe. Tuy nhiên, theo lãnh đạo của Ủy ban nhân dân quận 10 thì bến xe này không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến xe. Hay tình trạng xe tải của các kho trung chuyển trên đường Võ Văn Kiệt tiếp tục lưu thông và đậu xe vào làn đường dành cho xe 2 bánh, gây cản trở giao thông.
Ngoài ra, ý kiến của các cử tri còn đề nghị cơ quan chức năng của Thành phố cần chú ý phát triển kinh tế phải đảm bảo môi trường; cần xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo tính trừng phạt, răn đe./.
Theo ý kiến của nhiều cử tri Thành phố, mặc dù thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện một cách mạnh mẽ, nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa làm hài lòng dư luận. Trong đó, việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức không được công bố minh bạch để người dân giám sát; hay việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao vẫn có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Để thực hiện giải pháp quyết liệt ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và kiên quyết thu hồi tài sản bị thất thoát do tham nhũng gây ra, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan hữu quan của nước ta cần học tập, vận dụng kinh nghiệm của các nước trong việc truy bắt người phạm tội tham nhũng đã trốn ra nước ngoài. Cử tri tại nhiều quận, huyện cho rằng, cần quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm đối với lãnh đạo các cấp sau khi nghỉ hưu mà trước đó trong vai trò đương chức để xảy ra hậu quả về kinh tế cho xã hội và Nhà nước. Đáng chú ý là, cư tri của Thành phố đã kiến nghị Đảng và Nhà nước ta nên chăng chọn 1 ngày trong năm làm ngày “Toàn dân tham gia phòng, chống tham nhũng”, với mục đích nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức xã hội và nhân dân.
Giảm chi, phát hành trái phiếu để hoàn thành chỉ tiêu
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đề cập: Với dự toán thu ngân sách được giao năm tới là gần 348.000 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày Thành phố phải thu gần 1.000 tỷ đồng mới hoàn thành chỉ tiêu, đây là con số rất lớn cần phải có sự nỗ lực chung của toàn Thành phố. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê đề nghị Thành phố phải quyết liệt hơn trong việc thu hồi mặt bằng, kho bãi của các cơ quan Trung ương cũng như địa phương khác trên địa bàn để bổ sung quỹ đất, tạo nguồn thu phục vụ việc phát triển chứ không chỉ thu hồi đất của dân.
Đối với vấn đề này, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy thuộc quận Thủ Đức đề nghị Thành phố phải quyết liệt giảm chi và tăng nguồn thu hơn nữa. Ví dụ, việc trợ giá cho xe buýt đã tiêu hao một khoản ngân sách rất lớn và không đem lại nguồn thu, không tạo được động lực cho các đơn vị kinh doanh cải tiến chất lượng dịch vụ, dẫn đến số lượt hành khách sử dụng xe buýt giảm liên tiếp các năm qua. Đề xuất giải pháp dài hạn, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy cho rằng, Thành phố phải tập trung vào nguồn thu bền vững là các doanh nghiệp, theo đó cần phải có các giải pháp tập trung cho các doanh nghiệp dẫn đầu, có tiềm năng sản xuất sản phẩm thay thế các sản phẩm mà Thành phố đang nhập siêu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả.
Theo đại biểu Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm tới thành phố được giao thu ngân sách 348.000 tỷ đồng, tăng hơn 49.000 tỷ đồng so với năm 2015. Để đạt được mục tiêu đó, Sở Tài chính đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố nhiều giải pháp để tăng thu ngân sách, trong đó sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; cố gắng giải ngân các khoản vay ưu đãi; khai thác từ nguồn thu quảng cáo trên toàn bộ hơn 2.000 xe buýt, trên các tuyến đường; rà soát quỹ nhà đất bán đấu giá để tạo nguồn thu, làm nguồn quỹ đất cho các dự án BT (xây dựng - chuyển giao). Bên cạnh đó, Thành phố sẽ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 100%.
Nạn “bến cóc”, “xe dù” vẫn ngang nhiên hoạt động
Ý kiến của cử tri băn khoăn, trong thời gian qua, mặc dù Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng tình hình ùn tắc giao thông không thuyên giảm. Theo đó, cử tri đề nghị cần tăng cường cảnh sát giao thông trong các giờ cao điểm tại các vị trí giao thông kết nối; có biện pháp chế tài mạnh hơn đối với các hành vi cố tình vi phạm như: lấn tuyến, không chấp hành biển báo hiệu.
Cùng với tình trạng bến xe trái phép tự phát mọc lên trên nhiều tuyến đường tại các quận, huyện gây ách tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, cử tri còn tỏ ra bức xúc về tình trạng “bến cóc”, “xe dù” đang gây mất trật tự nghiêm trọng, phức tạp trong toàn Thành phố. Đáng chú ý nhất là khu vực bến xe Thành Bưởi trên đường Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10. Sau khi được Nhà nước cho thuê đất, Công ty cổ phần Giày Sài Gòn đã cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Bưởi thuê lại để làm bến xe. Tuy nhiên, theo lãnh đạo của Ủy ban nhân dân quận 10 thì bến xe này không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến xe. Hay tình trạng xe tải của các kho trung chuyển trên đường Võ Văn Kiệt tiếp tục lưu thông và đậu xe vào làn đường dành cho xe 2 bánh, gây cản trở giao thông.
Ngoài ra, ý kiến của các cử tri còn đề nghị cơ quan chức năng của Thành phố cần chú ý phát triển kinh tế phải đảm bảo môi trường; cần xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo tính trừng phạt, răn đe./.
Cuba thúc đẩy các thỏa thuận với Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức  (08/12/2016)
Việt Nam kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông  (08/12/2016)
Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp  (08/12/2016)
Khai mạc Hội thảo về các chủ đề ưu tiên của Năm APEC 2017  (08/12/2016)
Các nước GCC có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình  (08/12/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên