Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp
22:16, ngày 08-12-2016
TCCSĐT - Ngày 08-12-2016, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp”.
Tham dự hội thảo có hơn 150 đại biểu đại diện lãnh đạo và các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo thành phố Cần Thơ; các chuyên gia, nhà khoa học của các viện nghiên cứu, trường đại học; doanh nghiệp và lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS. Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Trong tiến trình thực hiện Đề án, hai yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công là phải nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và tổ chức lại quy trình sản xuất các ngành hàng trong nông nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hội thảo tập trung phân tích thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong thời gian tới, nhằm phục vụ cho tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2013-2016, Bộ đã được cấp 4.150 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông và thực hiện các chương trình trọng điểm do Bộ quản lý. Trong giai đoạn này, có 149 giống cây trồng vật nuôi, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và chuyển giao vào sản xuất. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quyết định về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; triển khai và đưa vào ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám trong dự báo sâu bệnh, năng suất lúa, dự báo diện tích rừng trồng - cảnh báo cháy rừng và dự báo thiên tai;... Trong hoạt động khuyến nông, giai đoạn 2011-2016 có 164 dự án với tổng kinh phí hơn 1.131 tỷ đồng đã được phê duyệt để triển khai; Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã biên soạn 161 học liệu; tổ chức 1.535 lớp tập huấn cho hơn 50.000 cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông; hỗ trợ 1.157 người đi khảo sát, học tập kinh nghiệm khuyến nông;…
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đại biểu tại hội thảo, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhiều chính sách cụ thể phục vụ cho phát triển khoa học - công nghệ chưa đồng bộ, chưa phục vụ hiệu quả cho nhu cầu thực tế của sản xuất, kinh doanh; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp; chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao. Ngoài ra, nhiều tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của nhà nước chưa có sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nên nhiều sản phẩm khoa học - công nghệ thiếu tính ứng dụng thực tiễn, chưa được doanh nghiệp tiếp nhận; nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu không triển khai được vào sản xuất, kinh doanh. Trong công tác khuyến nông, mô hình quản lý nhà nước về khuyến nông hiện nay chưa ổn định, chưa thống nhất; chưa làm rõ vai trò quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hệ thống khuyến nông địa phương; ngân sách nhà nước đầu tư cho khuyến nông còn thấp, thiếu tính ổn định; chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông còn nhiều hạn chế;…
Hội thảo đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong thời gian tới:
- Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ:
Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập chuyển đổi để phát huy tính tự chủ trong hoạt động; khuyến khích các trường đại học, cao đẳng tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng trực tiếp.
Khuyến khích các doanh nghiệp đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học - công nghệ với các viện, trường; tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, thành lập doanh nghiệp khoa học -công nghệ nông nghiệp có năng lực đủ mạnh để thực hiện vai trò nòng cốt, truyền dẫn công nghệ, thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo và chuyển giao công nghệ.
Hoàn thiện các nghiên cứu và đề xuất chính sách thúc đẩy hợp tác công tư, liên kết tổ chức khoa học - công nghệ với doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ; gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Trong hoạt động khuyến nông:
Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động khuyến nông trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng các nội dung: xác định rõ mô hình tổ chức quản lý nhà nước về khuyến nông ở cấp bộ, cấp địa phương; vai trò quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương về khuyến nông.
Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động khuyến nông; điều chỉnh chính sách hỗ trợ các dự án khuyến nông về công nghệ cao, cơ giới hóa, các dự án gắn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ quản lý với sản xuất và thị trường; tuyển chọn, giao trực tiếp các dự án khuyến nông cho cơ sở.
Đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về khuyến nông theo hướng chú trọng sản xuất tiết kiệm, an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu; mở rộng các dịch vụ tư vấn khuyến nông trên sóng phát thanh, truyền hình, qua internet, điện thoại, qua các câu lạc bộ, đội tư vấn khuyến nông lưu động,…/.
Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS. Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Trong tiến trình thực hiện Đề án, hai yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công là phải nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và tổ chức lại quy trình sản xuất các ngành hàng trong nông nghiệp cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hội thảo tập trung phân tích thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong thời gian tới, nhằm phục vụ cho tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2013-2016, Bộ đã được cấp 4.150 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông và thực hiện các chương trình trọng điểm do Bộ quản lý. Trong giai đoạn này, có 149 giống cây trồng vật nuôi, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và chuyển giao vào sản xuất. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quyết định về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; triển khai và đưa vào ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám trong dự báo sâu bệnh, năng suất lúa, dự báo diện tích rừng trồng - cảnh báo cháy rừng và dự báo thiên tai;... Trong hoạt động khuyến nông, giai đoạn 2011-2016 có 164 dự án với tổng kinh phí hơn 1.131 tỷ đồng đã được phê duyệt để triển khai; Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã biên soạn 161 học liệu; tổ chức 1.535 lớp tập huấn cho hơn 50.000 cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông; hỗ trợ 1.157 người đi khảo sát, học tập kinh nghiệm khuyến nông;…
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đại biểu tại hội thảo, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhiều chính sách cụ thể phục vụ cho phát triển khoa học - công nghệ chưa đồng bộ, chưa phục vụ hiệu quả cho nhu cầu thực tế của sản xuất, kinh doanh; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp; chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao. Ngoài ra, nhiều tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của nhà nước chưa có sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nên nhiều sản phẩm khoa học - công nghệ thiếu tính ứng dụng thực tiễn, chưa được doanh nghiệp tiếp nhận; nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu không triển khai được vào sản xuất, kinh doanh. Trong công tác khuyến nông, mô hình quản lý nhà nước về khuyến nông hiện nay chưa ổn định, chưa thống nhất; chưa làm rõ vai trò quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hệ thống khuyến nông địa phương; ngân sách nhà nước đầu tư cho khuyến nông còn thấp, thiếu tính ổn định; chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông còn nhiều hạn chế;…
Hội thảo đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông trong thời gian tới:
- Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ:
Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập chuyển đổi để phát huy tính tự chủ trong hoạt động; khuyến khích các trường đại học, cao đẳng tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng trực tiếp.
Khuyến khích các doanh nghiệp đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học - công nghệ với các viện, trường; tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, thành lập doanh nghiệp khoa học -công nghệ nông nghiệp có năng lực đủ mạnh để thực hiện vai trò nòng cốt, truyền dẫn công nghệ, thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo và chuyển giao công nghệ.
Hoàn thiện các nghiên cứu và đề xuất chính sách thúc đẩy hợp tác công tư, liên kết tổ chức khoa học - công nghệ với doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ; gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Trong hoạt động khuyến nông:
Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động khuyến nông trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng các nội dung: xác định rõ mô hình tổ chức quản lý nhà nước về khuyến nông ở cấp bộ, cấp địa phương; vai trò quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương về khuyến nông.
Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động khuyến nông; điều chỉnh chính sách hỗ trợ các dự án khuyến nông về công nghệ cao, cơ giới hóa, các dự án gắn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ quản lý với sản xuất và thị trường; tuyển chọn, giao trực tiếp các dự án khuyến nông cho cơ sở.
Đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền về khuyến nông theo hướng chú trọng sản xuất tiết kiệm, an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu; mở rộng các dịch vụ tư vấn khuyến nông trên sóng phát thanh, truyền hình, qua internet, điện thoại, qua các câu lạc bộ, đội tư vấn khuyến nông lưu động,…/.
Khai mạc Hội thảo về các chủ đề ưu tiên của Năm APEC 2017  (08/12/2016)
Các nước GCC có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình  (08/12/2016)
Quốc hội Hàn Quốc ra kiến nghị luận tội Tổng thống Park Geun-hye  (08/12/2016)
Hà Nội thông qua nghị quyết, định hướng phát triển toàn diện thành phố  (08/12/2016)
Huyện Lập Thạch trên con đường phát triển  (08/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên