Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức
Ngày 15-11, Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) với chủ đề “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và Đức” đã diễn ra tại Hà Nội.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác thường niên giữa hai Đảng.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương làm trưởng đoàn.
Đoàn đại biểu của SPD do bà Edelgal Bulmahn, Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức làm trưởng đoàn.
Tham gia Đối thoại có các đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Hoàng Bình Quân đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề "Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ" vừa có tính thời sự cao, vừa có ý nghĩa thiết thực vì doanh nghiệp vừa và nhỏ là một lực lượng, một thực thể kinh tế quan trọng, là đối tượng quan trọng để ban hành chính sách của các đảng và chính phủ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là động cơ chính của kinh tế Việt Nam.
Ông Hoàng Bình Quân nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển. Hiện Quốc hội khóa XIV đang thảo luận để ban hành luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện cho lực lượng này phát triển.
Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia có lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phát triển với nhiều chủ trương, chính sách phát triển hiệu quả. Vì vậy, Đối thoại sẽ là cơ hội tốt để tham khảo, học hỏi lẫn nhau.
Trưởng đoàn đại biểu SPD, bà Edelgal Bulmahn, cho rằng chủ đề trao đổi lần này liên quan sâu sắc tới sự phát triển của nền kinh tế vì doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là cột sống và động cơ của nền kinh tế Đức với 90% doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc sử dụng và phát triển tích cực tiềm năng đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng nghĩa với sự tiến bộ của nền kinh tế và cả xã hội như một tổng thể.
Hội thảo đã tiến hành ba phiên tham luận và trao đổi. Với tinh thần khoa học, nghiêm túc và xây dựng, các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý hai Đảng đã đề cập sâu rộng các nội dung về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ như vai trò, tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế; kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của mỗi nước; cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các chủ trương, chính sách của mỗi Đảng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển...
Từ thực tiễn ở mỗi nước, các đại biểu đã nêu nhiều biện pháp thiết thực để đổi mới, sáng tạo và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn mới.
Tại phiên bế mạc, hai trưởng đoàn nhấn mạnh qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu nhất trí cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ là một động lực quan trọng, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế ở mỗi nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nhanh và mạnh, có sức sống cao trong kinh tế thị trường, tuy nhiên cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Những nội dung thảo luận và những kinh nghiệm rút ra từ Đối thoại này giúp hai Đảng tiếp tục tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của nhau nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ở mỗi nước.
Đối thoại lần này là một hoạt động rất ý nghĩa trong việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện Tuyên bố chung Hà Nội tháng 10-2011 về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Cộng hòa Liên bang Đức./.
Khởi động Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2016 tại Cần Thơ  (15/11/2016)
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng  (15/11/2016)
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng  (15/11/2016)
Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai  (15/11/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 07 đến ngày 13-11-2016)  (15/11/2016)
Phó Chủ tịch nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nội  (15/11/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên