Khởi động Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2016 tại Cần Thơ
TCCSĐT - Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam lần đầu tiên năm 2016, do Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) phối hợp tổ chức, đã chính thức khởi động tại thành phố Cần Thơ sáng 15-11-2016.
Tham dự phiên khai mạc sự kiện này có hơn 120 đại biểu đại diện các Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long; các nhà khoa học, chuyên gia về năng lượng tái tạo đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước, các tổ chức thành viên của Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam và các tổ chức, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Trần Hữu Hiệp nhấn mạnh: Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2016 tại thành phố Cần Thơ là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng vào việc cụ thể hóa Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phát triển điện sinh khối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 có xét đến năm 2030. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, sự kiện này còn tạo ra diễn đàn mở cho các bên liên quan giao lưu và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lương tái tạo hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh vùng châu thổ này đang chịu tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, từ các nhà máy nhiệt điện than và các công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông.
Diễn ra tại thành phố Cần Thơ từ ngày 15-11 đến ngày 16-11-2016, Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam 2016 với thông điệp “Năng lượng tái tạo cho tương lai bền vững” gồm chuỗi các hội thảo, tọa đàm và các hoạt động triển lãm, giới thiệu mô hình, giải pháp, kết nối trao đổi thông tin và tìm cơ hội hợp tác phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó có hai hội thảo với chủ đề “Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long”; “Sáng kiến và thực tiễn ứng dụng năng lượng tái tạo” và tọa đàm “Năng lượng tái tạo cho những cộng đồng chưa nối lưới”. Các đại biểu sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về sự phát triển năng động của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; có cơ hội tương tác với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Những vấn đề chính được trao đổi, thảo luận trong thời gian diễn ra Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam 2016 là: Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo và đề xuất giải pháp về chính sách để thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam; Các kịch bản phát triển năng lượng ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long; Than hay năng lượng tái tạo: lựa chọn nào cho sự phát triển năng lượng bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long; Năng lượng bền vững với chi phí hợp lý cho mọi người; Các giải pháp lưới điện độc lập cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời; Định hướng phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Bạc Liêu; Các giải pháp năng lượng tái tạo kết hợp cho các cộng đồng chưa nối lưới: nghiên cứu điển hình ở tỉnh An Giang; Lập kế hoạch năng lượng địa phương và các giải pháp năng lượng bền vững: ví dụ điển hình ở tỉnh Cà Mau; các giải pháp năng lượng tái tạo ở cộng đồng (biogas, máy bơm năng lượng mặt trời,…); Ứng dụng năng lượng tái tạo trong nông nghiệp và du lịch; Các giải pháp năng lượng tái tạo trong công nghiệp; Các cơ hội đầu tư điện mặt trời ở Việt Nam;…
Theo TS. Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia về năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo đang là xu thế chung của thế giới trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng này đang gặp nhiều rào cản. Cụ thể là: Vẫn còn tồn tại các cơ chế ưu đãi, trợ giá với các nguồn năng lượng truyền thống; chưa xem xét các chi phí ngoại sinh khi sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống; giá thành năng lượng tái tạo còn cao; các nhà đầu tư năng lượng tái tạo khó tiếp cận các nguồn vốn - đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất ưu đãi; quy trình đầu tư phức tạp; chưa có lộ trình về giá bán lẻ điện; hạ tầng cho phát triển năng lượng tái tạo chưa phát triển.
Bên cạnh những rào cản này, theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Phan Văn Sáu còn có những trở ngại khác là: chưa có quy hoạch quốc gia về phát triển điện gió, điện mặt trời; chưa có các chính sách giá hỗ trợ và bảo đảm đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo; suất đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo cao, giá bán thấp nên chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư; trình độ công nghệ trong nước về lĩnh vực này còn lạc hậu (chưa sản xuất được thiết bị chính cho hệ thống nên chi phí đầu tư cao); chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu;…
Nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là các dự án điện gió, điện mặt trời, nhiều đại biểu thống nhất kiến nghị: Thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thành các quy hoạch quốc gia về phát triển phát triển điện gió, quy hoạch phát triển điện mặt trời; sớm xây dựng và ban hành các chính sách về ưu tiên trong hình thành, phát triển thị trường, trong quy hoạch và kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, các chính sách giá hỗ trợ và bảo đảm đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo, hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ..., để các địa phương, doanh nghiệp mạnh dạn phát triển nguồn năng lượng này./.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng  (15/11/2016)
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng  (15/11/2016)
Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai  (15/11/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 07 đến ngày 13-11-2016)  (15/11/2016)
Phó Chủ tịch nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nội  (15/11/2016)
Tất cả kiến nghị của cử tri đã được giải quyết đúng thời hạn  (15/11/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên