Việt Nam nỗ lực tạo lập cơ sở phát triển bền vững
12:31, ngày 01-07-2008
Chia sẻ những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang trải qua trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định Việt Nam vẫn đang nỗ lực tạo lập các cơ sở, tiền đề cần thiết để phát triển với chất lượng cao, bền vững hơn trong những năm tới.
Phát biểu tại phiên thảo luận “Triển vọng nền kinh tế Việt Nam về dài hạn” sáng 30-6, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về “Diễn đàn các thị trường mới nổi” đang diễn ra ở Hà Nội, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nêu rõ cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đang được tích cực thực hiện, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện giảm nghèo bền vững.
“Với những nỗ lực cải cách thể chế, trong 10 năm tới, Việt Nam có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân hằng năm của những năm qua và đến năm 2020, sẽ trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình trên thế giới”, ông Phúc nhấn mạnh. Ông cho rằng, vào thời điểm đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn, sẽ tham gia nhiều và sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Điểm lại bước tiến của nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhấn mạnh sau 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam - một trong những nền kinh tế thị trường mới nổi, đã gặt hái được “nhiều thành tựu to lớn hơn bất cứ thời kỳ nào trong quá khứ”, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao trên thế giới, khoảng 7,5%/năm.
Nhờ chính sách đổi mới, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lượng thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng tới 60 lần, từ mức 789 triệu USD năm 1986 lên hơn 48,5 tỉ USD năm 2007. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên tiếp lập những kỷ lục mới trong năm 2007 với mức cam kết lần lượt là 21,3 tỉ USD và 5,4 tỉ USD.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định về mặt xã hội như giảm tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế từ trên 58% xuống còn 29%, hoàn thành trước 5 năm kế hoạch xóa đói giảm nghèo toàn cầu của Liên hợp quốc. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở mức khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Nhận thức rõ những thách thức trước mắt cũng như lâu dài đối với các nền kinh tế mới nổi, cho dù được kế thừa nhiều thành tựu to lớn, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc bày tỏ mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng, chính sách phát triển kinh tế đa dạng của các nước nhằm đạt được sự thịnh vượng hơn cho mỗi quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới./.
Phát biểu tại phiên thảo luận “Triển vọng nền kinh tế Việt Nam về dài hạn” sáng 30-6, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về “Diễn đàn các thị trường mới nổi” đang diễn ra ở Hà Nội, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nêu rõ cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đang được tích cực thực hiện, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và thực hiện giảm nghèo bền vững.
“Với những nỗ lực cải cách thể chế, trong 10 năm tới, Việt Nam có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân hằng năm của những năm qua và đến năm 2020, sẽ trở thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình trên thế giới”, ông Phúc nhấn mạnh. Ông cho rằng, vào thời điểm đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn, sẽ tham gia nhiều và sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Điểm lại bước tiến của nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhấn mạnh sau 20 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam - một trong những nền kinh tế thị trường mới nổi, đã gặt hái được “nhiều thành tựu to lớn hơn bất cứ thời kỳ nào trong quá khứ”, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao trên thế giới, khoảng 7,5%/năm.
Nhờ chính sách đổi mới, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lượng thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng tới 60 lần, từ mức 789 triệu USD năm 1986 lên hơn 48,5 tỉ USD năm 2007. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên tiếp lập những kỷ lục mới trong năm 2007 với mức cam kết lần lượt là 21,3 tỉ USD và 5,4 tỉ USD.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định về mặt xã hội như giảm tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế từ trên 58% xuống còn 29%, hoàn thành trước 5 năm kế hoạch xóa đói giảm nghèo toàn cầu của Liên hợp quốc. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở mức khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Nhận thức rõ những thách thức trước mắt cũng như lâu dài đối với các nền kinh tế mới nổi, cho dù được kế thừa nhiều thành tựu to lớn, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc bày tỏ mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng, chính sách phát triển kinh tế đa dạng của các nước nhằm đạt được sự thịnh vượng hơn cho mỗi quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới./.
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 37 (10-6-2008)  (01/07/2008)
Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (30/06/2008)
Công bố bộ Sách Đỏ Việt Nam 2007  (30/06/2008)
2,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam  (30/06/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên