Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đáng để kỳ vọng
Đánh giá chung về kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua, Báo cáo “Kinh tế và triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam” của Tập đoàn tài chính Pô-la-rit (Polaris), Đài Loan vừa đưa ra nhận định: Việt Nam từ một xã hội đóng kín với cơ chế kinh tế kế hoạch trong quá khứ chuyển sang thể chế kinh tế thị trường linh hoạt, hội nhập với thị trường thế giới, khi lần đầu đối diện với thử thách tài chính mang tính toàn cầu, một mặt, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối phó; mặt khác, rơi vào ảo giác của sự tăng trưởng nóng, lại diễn ra đúng vào thời điểm cơn lốc lạm phát suy giảm toàn cầu, chính vì vậy, trên cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô đều đặt ra bài toán khó khăn đối với việc điều tiết, khống chế của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ các biện pháp tức thời của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, có thể tin rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam cùng với các chính sách thích ứng của Chính phủ sẽ giúp Việt Nam khắc phục được nguy cơ trước mắt, mở ra một tương lai tốt đẹp. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đáng để chúng ta kỳ vọng.
Nhận định sâu hơn về các khía cạnh của nền kinh tế, Báo cáo cũng chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát "cấp tính" tại Việt Nam trong thời gian qua: một là, đầu tư nước ngoài tăng liên tục kích thích tăng cao nhu cầu trong nước; hai là, thâm hụt cán cân thương mại ngày càng lớn; ba là, người dân Việt Nam tung tiền đồng ra với số lượng lớn để mua vàng đã làm tăng nhanh sự mất giá của tiền đồng.
Dành hẳn một phần lớn nội dung, Báo cáo này khẳng định: “Đầu tư nước ngoài liên tục tăng, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam xét về tầm trung hạn và dài hạn vẫn vô cùng lạc quan”. Từ đầu năm đến tháng 5 năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng tăng cao, tăng 2,3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái. Mức đầu tư bình quân là 4,4 tỉ USD, lập kỷ lục chưa từng có, trong đó có 3 dự án có mức đầu tư từ 1 tỉ USD trở lên. 83% đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, 16% đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp. Trong những tháng qua, ngành bán lẻ và ngành dịch vụ liên tục tăng trưởng. Đồng thời, theo số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán công bố, cho đến ngày 10-6-2008 đã có thêm 1.239 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mã số giao dịch; trong đó có 112 tổ chức pháp nhân và 1127 cá nhân. Liên tiếp trong 5 tháng đầu năm nhà đầu tư nước ngoài đều dư mua cổ phiếu Việt Nam, tổng dư mua tính đến ngày 12-6 là 320 triệu USD.
Cũng đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam, một báo cáo khác về chứng khoán của tác giả Bri-an Hong do Ê-méc-gin Ca-pi-tan Co., Ltd (Brian Huang do Emerging Capital Co., Ltd), công bố ngày 23-6-2008 sau một loạt các phân tích đã đưa ra nhận định về chỉ số HOSE trong tháng 6 này là “chiếc lá xanh đầu tiên của mùa xuân” báo hiệu triển vọng tốt đẹp của nhà đầu tư.
Trong khi đó, Báo cáo của HSBC cũng đưa ra nhận xét khả quan: “Câu chuyện dài kỳ của Việt Nam vẫn không có gì thay đổi”, toàn bộ nhân khẩu thuộc tuổi lao động tăng trưởng ổn định, tỷ lệ đầu tư trong GDP không ngừng tăng cao và sức sản suất liên tục tăng trưởng. Khi đặt ra câu hỏi “Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nên đến Việt Nam không?”, Báo cáo này đã đưa ra câu trả lời tích cực: từ góc độ trung hạn, dài hạn, Việt Nam "vẫn có năng lực sản xuất lạc quan"./.
Việt Nam nỗ lực tạo lập cơ sở phát triển bền vững  (01/07/2008)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 37 (10-6-2008)  (01/07/2008)
Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (30/06/2008)
Công bố bộ Sách Đỏ Việt Nam 2007  (30/06/2008)
2,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam  (30/06/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên